Sài Gòn - nơi tập trung nhiều loại đến từ nhiều vùng miền khác nhau như: Mỹ Tho, Nam Vang... và có cả của người Hoa mang một hương vị rất riêng, rất đặc biệt.
Anh Châu Gia Huyền, 30 tuổi, là người kế thừa quán từ người mẹ quá cố gốc Hoa của mình. Quán ở đây có mì, bún gạo, bánh lọt, bánh canh… giá tất cả các món đều là 24.000 đồng/tô, trong đó món gà xé là món được thực khách ưa chuộng nhất.
Bước vào quán, tôi bất ngờ khi chứng kiến tất cả mọi người ở quán từ người đứng bán đến thực khách đều giao tiếp với nhau bằng tiếng Hoa. Người đứng bếp là ba cha con người gốc Hoa và người ăn đa số là người gốc Hoa và cũng có rất nhiều thực khách là người Sài Gòn.
|
|
Tô hủ tiếu gà xé được người Sài Gòn gọi ngược lại là “gà xé hủ tiếu” vì lớp thịt gà cho vào tô đầy ắp, ngang ngửa lớp hủ tiếu bên dưới. Thịt gà ở đây dai dai, ngọt ngọt của miếng ức gà. Đặc biệt sợi hủ tiếu ở đây có bản lớn, ăn rất vừa miệng.
Ăn kèm với hủ tiếu gà xé có rất nhiều hành phi vàng giòn và giá cho đỡ ngán. Một tô đầy ăm ắp, ăn đến đâu là tràn ngập gà đến đó, nói như người Sài Gòn là bao no đến chiều.
Những người trẻ như tôi đến quán thường thích ăn hủ tiếu khô vì ăn như vậy hủ tiếu sẽ ít bị nở ra và ăn rất nhanh ngán, nhưng người già thường ăn hủ tiếu nước vì mềm hơn cho người răng đã yếu.
Ông Trung Xương Văn là một người gốc Hoa, khách “ruột” của quán thường ăn món bún khô chia sẻ: “Tôi sinh ra ở Sài Gòn, nhưng gốc là người Hoa, tôi thường ăn món hủ tiếu ở đây vì thấy món này ngon, ăn vừa miệng, giá lại bình dân nữa. Bữa sáng của tôi gần như cả tuần đều ăn ở đây, rất quen miệng và dần nghiền luôn”.
|
Quán hủ tiếu của anh Châu Gia Huyền bán đều đặn mỗi ngày, chỉ trừ khi gia đình có việc đột xuất thì mới nghỉ. Mỗi tháng có 2 ngày là mùng 1 và 15 (Âm lịch) quán bán hủ tiếu chay nên thực khách chủ động muốn ăn chay thì sẽ đến quán, nếu không sẽ quay lại ăn vào ngày hôm sau.
Mỗi ngày quán chỉ bán từ 6 giờ sáng đến 10 giờ rưỡi trưa, khoảng 200 – 300 tô được thực khách ăn trong ngày. Quán nằm trong khu vực chợ Thiếc, quận 11, TP.HCM, khách đến ăn chủ yếu là người Hoa và người Việt.
Quán hủ tiếu gà xé ở 319 Tân Phước, phường 6, quận 11 |
|
|
Nói về công thức lưu truyền hơn 20 năm từ người mẹ mình, anh Huyền kể: “Công thức nấu hủ tiếu gà xé này được lưu giữ từ 20 năm nay, từ khi mẹ của mình bắt đầu mở quán đến bây giờ. Từ khi mẹ mất đến nay, mình cũng không hề thay đổi gì trong công thức ấy”.
Anh Huyền chia sẻ thêm: “Công thức món hủ tiếu ở quán mình không có gì khác biệt lắm, đa số mình dùng nước tương, dấm, gà thì mình tự làm rồi ướp để có mùi vị riêng thôi”.
Nguồn gốc gia đình anh Huyền là người Hoa từ đời ông, bà, cha, mẹ. Vì vậy để giữ được nét riêng riêng trong ẩm thực gia đình thì họ chỉ để người trong gia đình đứng bán và thuê thêm một người phụ dọn dẹp.
Kể từ khi mẹ mất, anh Huyền chính thức làm chủ quán hủ tiếu này. Quán hủ tiếu đã nuôi cả gia đình anh Huyền bấy lâu nay nên người mẹ không cho các con mình bỏ cơ nghiệp, vì vậy hai anh em anh Huyền thay nhau duy trì và phát triển quán.
|
|
Anh Huyền cười kể: “Thứ 7, chủ nhật khách đến quán ăn rất đông, đông đến nỗi không thể đếm xuể. Nhiều người không có chỗ ngồi nên phải đứng đợi, có người phải đứng đợi đến tận 30 phút, đợi lâu quá có người đành mua mang về nhà thưởng thức”.
Những ngày gần đây khi thịt heo tăng giá, buộc giá của các tô hủ tiếu ở đây cũng tăng 2.000 đồng/tô. “Tuy có giảm khách đi một chút ít nhưng rồi từ từ họ đi ăn nhiều chỗ thấy quán khác cũng tăng nên lại quay lại hương vị hủ tiếu chỗ mình”, anh Huyền cho biết.
Chủ đề liên quan:
20 năm hoành thánh hủ tiếu hủ tiếu gà xé hủ tiếu mì hủ tiếu mỹ tho Hủ tiếu Nam Vang món ngon Người Sài Gòn nhiều hơn sài gòn