Tin tức hôm nay

Tin tức

Xem xét phương án ghép phổi cho phi công người Anh mắc Covid-19

MangYTe - Theo Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, hiện nay nam phi công người Anh (BN số 91) vẫn đang trong tình trạng nguy kịch, hai phổi đông đặc. Hội đồng chuyên môn đang xem xét phương án ghép phổi cho bệnh nhân này.

Các chuyên gia họp chiều 7-5.

Chiều 7-5, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị Covid-19, Tiểu ban Điều trị và Hội đồng Chuyên môn của Bộ Y tế đã họp với các thành viên và xin ý kiến về sửa đổi, bổ sung hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Covid-19; Chiến lược tổ chức điều trị, xét nghiệm giai đoạn tới và thảo luận một số ca bệnh Covid-19.

Tham dự cuộc họp có GS, TS Lê Quang Cường - nguyên Thứ trưởng Y tế, Thành viên Tổ công tác của Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; TS Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam; BS Matthew R. Moore, Giám đốc Chương trình bảo vệ y tế toàn cầu; Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ tại Việt Nam cùng các chuyên gia về xét nghiệm, bệnh truyền nhiễm của WHO, CDC, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ...

Việt Nam chưa có ca Tu vong, xem xét ghép phổi cho BN 91

GS, TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn đã chia sẻ với các chuyên gia quốc tế những thông tin về điều trị các ca bệnh nhiễm Covid-19 tại Việt Nam. Trong đó có ba ca nặng được các thành viên Hội đồng chuyên môn theo dõi sát sao hằng ngày và có những tiến triển.

Trường hợp BN 20 (bác BN 17) đã rút đươc ECMO, cai được máy thở, đã nói và ăn uống được. Hiện bệnh nhân này đang được tiếp tục tập phục hồi chức năng và tăng cường dinh dưỡng.

BN số 161 đã hồi phục, xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính ba lần liên tiếp, chuyển sang giai đoạn điều trị phục hồi tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Bạch Mai.

BN số 91 hiện là bệnh nhân nặng nhất, hai phổi đông đặc. Hội đồng chuyên môn đang xem xét phương án ghép phổi cho bệnh nhân này.

GS, TS Nguyễn Văn Kính khẳng định, đến thời điểm hiện tại Việt Nam chưa có ca nào Tu vong do Covid-19. Về trường hợp Tu vong của BN 251, Hội đồng chuyên môn khẳng định, bệnh nhân Tu vong do xơ gan giai đoạn cuối, viêm gan virus, bệnh gút mạn tính. Trước đó bệnh nhân 251 đã được điều trị khỏi bệnh Covid-19, được theo dõi 15 ngày sau khỏi bệnh. Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm năm lần âm tính trước khi được chuyển về điều trị bệnh gan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam.

GS, TS Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Y tế cho biết, tất cả các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và xét nghiệm của Việt Nam đều bám sát những khuyến cáo chung của WHO, CDC, Mỹ, Trung Quốc; Cập nhật các nghiên cứu và theo sát những thử nghiệm lâm sàng của thế giới. Việt Nam luôn thực hiện theo những quy định chuẩn mực về thử nghiệm lâm sàng để đem lại những điều tốt nhất cho trực tiếp người bệnh. GS, TS Lê Quang Cường cũng đề nghị các chuyên gia của WHO và CDC có thêm ý kiến góp ý cho Việt Nam về công tác chuyên môn, các ca bệnh dương tính lại và các ca bệnh khác.

WHO và CDC đánh giá cao kết quả đạt được của Việt Nam

Tại cuộc họp, các chuyên gia WHO và CDC đã cùng nhau chia sẻ thông tin về chiến lược xét nghiệm, công tác điều trị người bệnh Covid-19, vấn đề bệnh nhân tái dương tính... Các chuyên gia đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian qua, đã đạt được kỳ tích bước đầu để ngăn chặn và đẩy lùi dịch Covid-19 ở Việt Nam. Trong thành công đó, có sự góp phần hết sức quan trọng của Tiểu ban Điều trị, Hội đồng chuyên môn, các chuyên gia, chiến lược xét nghiệm và điều trị.

Các chuyên gia quốc tế thống nhất với những nội dung của Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế đánh giá và kết luận về ca bệnh 251.

Các chuyên gia CDC khẳng định sẵn sàng phối hợp với Việt Nam xây dựng chiến lược xét nghiệm phù hợp trong thời gian tới.

Thay mặt Tiểu ban Điều trị, PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Phó Trưởng Tiểu Ban điều trị, Cục trưởng Cục Quản lý Khám - chữa bệnh, Giám đốc Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị Covid-19, đã cảm ơn sự hỗ trợ, ủng hộ và đồng hành của WHO và CDC trong công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam ngay từ những ngày đầu.

Đến nay, Việt Nam đã có 21 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng vẫn còn các bệnh nhân từ nước ngoài về. Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế đã nỗ lực ngay từ ngày xuất hiện ca bệnh đầu tiên và hiện nay vẫn tiếp tục phải nỗ lực và cập nhật các vấn đề về chuyên môn, dịch tễ học, xét nghiệm, vấn đề dương tính lại... Do đó, việc phối hợp và đồng hành với WHO, CDC là hết sức cần thiết, góp phần thúc đẩy sự thành công trong phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.

LAM NGỌC

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/44392502-xem-xet-phuong-an-ghep-phoi-cho-phi-cong-nguoi-anh-mac-covid-19.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất tinh sớm là một dạng chung trong hệ thống rối loạn cương dương, được lý giải với nhiều quan điểm khác nhau.
  • Khó tiêu là rối loạn tiêu hóa thường gặp, nhất là trong thời ăn nhanh, uống vội hiện nay. BSCK2 Trần Ánh Tuyết, chia sẻ một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY