Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Xòe bàn tay ra trước mặt, bạn hoàn toàn có thể “bắt bệnh” thông qua những dấu hiệu nhỏ trên mỗi ngón tay: Nếu mắc bệnh hãy đi khám ngay

Nếu muốn bản thân khỏe mạnh và trường thọ, bạn tuyệt đối không được bỏ qua những dấu hiệu bất thường trên mỗi ngón tay.

Mỗi bộ phận trên cơ thể đều có một chức năng lẫn ý nghĩa nhất định, bàn tay cũng vậy. Y học Trung Quốc tin rằng, bàn tay cũng như một chiếc "kính lúp" có thể soi rọi toàn bộ vấn đề của cơ quan nội tạng. Thế nên, những thay đổi bất thường ở đầu ngón tay sẽ phản ánh dấu hiệu của nhiều căn bệnh nghiêm trọng.

Vậy nên nếu muốn bản thân khỏe mạnh và trường thọ, tuyệt đối không được bỏ qua những dấu hiệu bất thường trên mỗi ngón tay, cụ thể như sau:

1. Ngón cái quá mỏng: Bệnh tim mạch

Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), cứ 4 người ở phương Tây thì lại có 1 người ch*t vì bệnh tim. Đáng buồn là họ chỉ phát hiện bệnh khi cơn đau tim xảy ra, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Vậy nên việc phát hiện sớm dấu hiệu là điều vô cùng quan trọng.

Theo đó, một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh tim thường là bất thường ở ngón cái. Trên bàn tay, chỉ có ngón cái là đặc biệt dày và to nhất, nên nếu bề ngoài của nó quá mỏng thì bạn rất có khả năng bị bệnh tim. Nhẹ hơn thì cũng là dấu hiệu của chứng mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh cùng những vấn đề khác.

2. Ngón trỏ có màu lạ: Hệ thống tiêu hóa gặp vấn đề

Theo Natalie Butler – chuyên gia dinh dưỡng của công ty Apple Inc, hệ thống tiêu hóa tuy nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại là "bộ máy" hoạt động hết sức phức tạp và nhịp nhàng. Kể từ lúc thức ăn đi vào dạ dày, cơ thể sẽ bắt đầu thực hiện nhiều công đoạn khác nhau để tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, cuối cùng là đào thải ra.

Một khi hệ thống tiêu hóa có vấn đề, cơ thể sẽ bị rối loạn và sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm như trào ngược axit dạ dày, sỏi mật, ruột kích thích, bệnh trĩ… Vậy nên nếu muốn ngăn ngừa sớm, bạn cần phải tinh ý để mắt đến bất thường trên ngón tay trỏ. Một dấu hiệu đặc trưng phản ánh bệnh tiêu hóa chính là ngón trỏ sẽ chuyển sang màu trắng hoặc đỏ rực lên.

3. Ngón giữa bị cong: Rối loạn chức năng tuần hoàn

"Kết hợp với hệ thống tim mạch, hệ tuần hoàn có thể hỗ trợ cơ thể chống lại mọi bệnh tật, duy trì nhiệt độ bình thường và giúp cân bằng trạng thái giữa các hệ thống" - Nhóm biên tập của chuyên trang y tế Healthline (Mỹ) khẳng định. Vậy nên một khi chức năng tuần hoàn gặp trục trặc, nó sẽ là tác nhân của vô số bệnh nguy hiểm.

Ngón tay giữa cũng là ngón dài nhất trong 5 ngón. Nếu ngón giữa bị cong trông thấy, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng rối loạn chức năng tuần hoàn. Ngoài ra, nếu đốt ngón tay thứ ba nhìn không đối xứng và đốt thứ hai dài hơn bình thường, đó cũng là minh chứng cho thấy cơ thể đang chuyển hóa canxi rất kém và dễ mắc bệnh về răng, xương.

4. Ngón áp út quá dày và bị cong: Bệnh thận

Theo nhiều nghiên cứu kết luận rằng, tất cả các ngón tay không nên quá dày, bởi nếu có thì đó là dấu hiệu của rối loạn nội tiết. Còn riêng ngón áp út, nếu nó vừa dày vừa cong thì có thể là biểu hiện cho thấy hệ thống tiết niệu bị suy yếu. Nếu không phát hiện kịp thời, bạn sẽ thường bị suy nhược thần kinh và mất ngủ liên tục.

Bên cạnh đó, ngón áp út quá ngắn cũng phản ánh bạn sẽ sống không thọ và chức năng sinh sản kém. Vậy nên khi thấy bất thường ở ngón áp út này, bạn nên đến bệnh viện sớm để khám và được tư vấn kỹ hơn về tình trạng sức khỏe bản thân.

5. Ngón út quá mỏng và hơi nghiêng ra sau: Rối loạn chức năng buồng trứng

Mặc dù ngón út là ngón "tí hon" nhất trong 5 ngón, nhưng không đồng nghĩa với việc nó mỏng thế nào cũng được. Nếu ngón út quá mỏng và hơi cong thì có nghĩa, hệ thống đường tiêu hóa đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Đối với phụ nữ nói riêng, ngón út có xu hướng nghiêng ra sau nhiều khi duỗi thẳng tay có thể báo hiệu bị rối loạn chức năng buồng trứng và kinh nguyệt không đều. Ở nam giới thì đây là dấu hiệu của vô sinh.

Theo Aboluowang, Healthline

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/xoe-ban-tay-ra-truoc-mat-ban-hoan-toan-co-the-bat-benh-thong-qua-nhung-dau-hieu-nho-tren-moi-ngon-tay-neu-mac-benh-hay-di-kham-ngay-20200720103257448.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Các loại củ này điều trị rối loạn tiêu hóa, tăng cường bài tiết mật... Điều thú vị là chúng quen thuộc với chúng ta.
  • Bệnh suy nhược thần kinh - còn gọi là tâm căn suy nhược được xác định là do căn nguyên tâm lý (chấn thương tinh thần, stress...) gây nên.
  • Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Y khoa Stanford mới được công bố cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa khả năng sinh sản ở đàn ông với sức khỏe tổng thể.
  • Táo bón là bệnh lý về tiêu hóa, thường gặp ở trẻ, nhưng hay bị bỏ qua, vì nghĩ bệnh không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, táo bón có thể gây ra những hậu quả khó lường.
  • Con người sống và hoạt động là nhờ năng lượng chuyển hóa từ thức ăn, vì vậy tình trạng tiêu hoá kém sẽ gây hậu quả sức khỏe yếu, những người ốm yếu có thể bị chứng tiêu hoá kém.
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY