Tiêu hóa hôm nay

Những điều cần biết về táo bón ở trẻ

Táo bón là bệnh lý về tiêu hóa, thường gặp ở trẻ, nhưng hay bị bỏ qua, vì nghĩ bệnh không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, táo bón có thể gây ra những hậu quả khó lường.

1. Vậy khi nào mới gọi là táo bón.


Tùy thuộc vào tuổi và chế độ ăn của trẻ. Trong tuần đầu, đa số trẻ đi đại tiện trên 4 lần 1 ngày, phân mềm, lỏng. Trẻ bú mẹ tiêu nhiều hơn trẻ bú sữa bò.

- 3 tháng đầu: Trẻ bú mẹ đi đại tiện khoảng 3 lần 1 ngày. Một số trẻ đi đại tiện sau mỗi lần bú, một số khác tiêu 1 lần 1 tuần. Trẻ bú mẹ hiếm khi táo bón. Trẻ bú sữa công thức đại tiện 2 đến 3 lần 1 ngày.

- Đến 2 tuổi: trẻ đại tiện 1 đến 2 lần 1 ngày, phân khuôn mềm.

- Đến 4 tuổi: trẻ đại tiện 1 đến 2 lần 1 ngày, phân khuôn mềm.

2. Biểu hiện khi trẻ bị táo bón.


- Trẻ đi đại tiện ít hơn bình thường, khuôn phân to, cứng hoặc dạng viên nén.

- Trẻ đau khi đi đại tiện.

- Cong chân hoặc lưng, khóc, (đối với trẻ nhỏ) khi đi đại tiện.

- Trẻ tránh vào nhà vệ sinh, trẻ trốn vào một góc, và nhón gót khi có cảm giác mắc đi đại tiện.

- Rỉ ít phân ra quần lót, (đối với trẻ lớn).

3. táo bón thường gặp ở lứa tuổi nào?

táo bón gặp nhiều hơn gấp 3 lần ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: sau khi bắt đầu ăn dặm, khi bắt đầu tập trẻ đi vệ sinh, và sau khi trẻ bắt đầu đi học. Quý phụ huynh nên chú ý các khoảng thời gian này, giúp phòng ngừa táo bón, nhận biết ngay nếu trẻ có táo bón và can thiệp sớm, để tránh táo bón ảnh hưởng nhiều đến trẻ.

Chuyển sang chế độ ăn đặc: Trẻ chuyển từ bú mẹ, hoặc sữa công thức sang chế độ ăn đặc dễ bị táo bón.

Khi bắt đầu tập trẻ đi vệ sinh: nếu trẻ chưa sẵn sàng đi đại tiện, trẻ có thể nín lại, có thể gây táo bón. Đối với trẻ đã bị đau khi đi đại tiện hoặc đại tiện khó, trẻ càng có khuynh hướng nhịn đi đại tiện, và làm cho táo bón nặng hơn. Khuyến khích trẻ đại tiện ngay khi mắc đại tiện.

Nên cho trẻ ngồi trên bồn cầu và có chỗ để chân, đặc biệt khi trẻ sử dụng bồn cầu dành cho người lớn. Nên khuyến khích trẻ đi đại tiện vào thời gian thong thả, nhất định mỗi ngày, tốt nhất là sau bữa ăn, vì ăn kích thích trẻ đi đại tiện.

Nhập học: Trẻ e ngại dùng nhà vệ sinh ở trường, vì khác với ở nhà và có nhiều người, điều này làm cho trẻ nín đi đại tiện.

4. Xử trí khi trẻ táo bón?

Phần lớn trẻ táo bón nhẹ hoặc trong thời gian ngắn, thường đáp ứng tốt với một số thay đổi sau:

- Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, và các thức ăn có nhiều chất xơ.

- Uống nước trái cây : nước mận, táo, lê.

- Uống ít nhất 960ml nước, (không phải sữa), mỗi ngày.

- Tránh sữa, yogurt, phô mai, kem.

- Ngồi trên bồn cầu 5 đến 10 phút sau bữa ăn, ( đối với trẻ đang tập đi đại tiện).

5. Điều trị táo bón.

Chế độ ăn uống:

- Nước trái cây: một số loại nước trái cây, có thể giúp trẻ làm mềm phân như mận, táo, lê. Không dùng quá 180ml nước trái nguyên chất cho trẻ 1 đến 6 tuổi.


- Nước: không cần thiết uống một lượng nước lớn để trị táo bón, nhưng cần bảo đảm trẻ uống đủ dịch. Đối với trẻ lớn hơn 1 tuổi, lượng nước hoặc dịch không phải sữa, cần thiết là 960ml hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Không cần thiết phải cho trẻ uống nhiều hơn nếu trẻ không khát.

- Thức ăn: cho trẻ ăn chế độ ăn cân bằng, bao gồm ngũ cốc, trái cây và rau. Không cần ép trẻ ăn nhiều những thức ăn này, và dùng chế độ ăn nhiều chất sợi .

Tập thói quen đi đại tiện đều đặn. Khuyến khích trẻ ngồi trên bồn cầu 5 đến 10 phút, một đến 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn. Khen ngợi và thưởng trẻ cho việc này, ngay cả khi trẻ chưa đi đại tiện.

Khi nào cần cho trẻ đi khám bệnh:

- Trẻ nhỏ hơn 4 tháng tuổi.

- Trẻ bị táo bón thường xuyên, tái phát.

- Đã điều trị táo bón, nhưng trẻ vẫn chưa đi đại tiện sau 24 giờ.

- Có máu trong phân hoặc máu dính ở tã, quần lót.

- Trẻ đau bụng nhiều hoặc đau hậu môn.

Theo VnMedia.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-dieu-can-biet-ve-tao-bon-o-tre-1754.html)

Tin cùng nội dung

  • Con người sống và hoạt động là nhờ năng lượng chuyển hóa từ thức ăn, vì vậy tình trạng tiêu hoá kém sẽ gây hậu quả sức khỏe yếu, những người ốm yếu có thể bị chứng tiêu hoá kém.
  • Ăn bất cứ cái gì vào là khoảng vài tiếng sau em buồn đi, có lúc chỉ buồn tiểu thôi mà cũng kèm đại tiện luôn. BS của Mangyte cho em hỏi, em bị làm sao ạ?
  • Em bé 24 ngày tuổi đi ngoài 20 lần 1 ngày, phân màu vàng, hơi lỏng. Bm bé đi ngoài nhiều như vậy có nguy hiểm không, Mangyte ơi?
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY