Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Xu hướng bạo lực học đường: Cần tăng nặng hình phạt để răn đe

Toa Thu*c nào để ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực học đường?

Bạo lực học đường đang cho thấy nhiều biến tướng mới mà nổi cộm hơn trong những ngày gần đây là tình trạng nữ sinh đánh nhau.

Chỉ trong thời gian ngắn, ở nhiều địa phương như Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Ninh một số học sinh nữ cấp 2, cấp 3 vì mâu thuẫn nhỏ đã đánh hội đồng bạn mình. Điều đáng bàn ngoài việc “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” thì các nữ sinh tìm nhiều cách để lăng mạ, hạ nhục nhân phẩm của bạn.

Vụ việc gần đây nhất xảy ra ở Trường Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên Kim Sơn, Đông Triều, Quảng Ninh.

Ngoài việc đánh bạn, các nữ sinh còn lột đồ trong tiếng hò reo của bạn bè xung quanh.

Những học sinh này đều chưa đủ 16 tuổi nhưng mức độ, hành vi cho thấy những toan tính rất phức tạp trong đó.

Đây là xu hướng nguy hiểm, cần thiết phải được chấn chỉnh kịp thời.

Một trong những nguyên nhân được tiến sĩ tâm lý nguyễn tùng lâm, phó chủ tịch hội tâm lý giáo dục việt nam chỉ ra khi trao đổi với phóng viên báo nhà báo và công luận là tình trạng pháp luật chưa nghiêm, các hình phạt chưa đủ sức nghiêm trị đối với các hành vi nguy hiểm.

Thời gian qua, bạo lực học đường được các cấp, các ngành tìm cách chấn chỉnh thể hiện ở việc nhiều văn bản, chỉ thị, hướng dẫn thậm chí là buộc phải cam kết đến tận các trường học nhưng vấn nạn này vẫn bùng phát nhiều nơi.

Nguyên nhân công tác giáo dục của mỗi nhà trường, mỗi gia đình hiệu quả chưa cao đến với từng học trò.

Bạo lực học đường trước hết do nhận thức giá trị của mỗi người không đầy đủ. nếu mỗi học sinh biết có tôn trọng mình, tôn trọng mọi người, yêu thương mình và yêu thương mọi người, biết khoan dung với lỗi lầm của người khác thì sẽ không có những chuyện bạo lực như thế.

Giáo dục giá trị cho học sinh hiện đang còn yếu, trong các nhà trường đang chú ý về mặt giáo dục kỹ năng sống. Trong khi phải giáo dục giá trị sống trước, giáo dục kỹ năng phải đi theo chuẩn giá trị nếu không nhận thức hạn chế và sẽ bùng phát bạo lực.

Ngoài vấn đề giáo dục thì công tác quản lý của nhà trường, gia đình chưa tốt.  Mỗi học sinh có lối sống, cách sống khác nhau nên công tác quản lý mỗi gia đình hết sức chặt chẽ.

Nhà trường với hệ thống quản lý như cô thầy chủ nhiệm, bảo vệ cần quan tâm tới các em. Để xảy ra những việc như vậy cho thông việc quản lý chưa chặt chẽ.

Một trong những nguyên nhân của bạo lực học đường bùng phát chính là việc xử lý về mặt pháp luật các hành vi xâm phạm chưa đủ sức răn đe.

Nếu bạo lực học đường chỉ dừng lại ở cảnh cáo, phê bình, đình chỉ học mà chưa có những hình thức bổ sung khác thì rất khó để ngăn chặn.

Theo thầy nguyễn tùng lâm, cần có hình phạt hành chính như lao động công ích để cá em nhận thức được lỗi lầm và trách nhiệm của mình đối với xã hội.

Một vấn đề cần thiết phải được quan tâm đó là giáo dục giới tính cho các nữ sinh. Các em cần biết được con gái phải tế nhị, đoan trang. Các gia đình khi giáo dục con chưa lấy giới tính làm đầu như học ăn, học nói, học gói, học mở… thành nếp.

“Có bao giờ thấy con gái đánh nhau kiểu đó đâu. Chửi bới nhau nhiều nhưng đánh nhau như bây giờ mới phát triển.

Làm sao, các clip bạo lực học đường được ngăn chặn kịp thời, tránh lan truyền đó là vấn đề cần thiết được quan tâm lúc này” – thầy nguyễn tùng lâm nhấn mạnh.

Trinh Phúc

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/xu-huong-bao-luc-hoc-duong-can-tang-nang-hinh-phat-de-ran-de-post83322.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhờ mô hình chống bạo lực gia đình, GS. Lê Thị Quý từng lọt vào danh sách 1.000 phụ nữ thế giới được đề cử giải Nobel Hoà bình.
  • Chân trời trắng – tên bộ phim có vẻ đẹp đẽ và được quảng cáo là ca ngợi ngành Y nhưng thực tế đã bóp méo rất nhiều sự thật. Có thể chúng tôi chưa làm được nhiều nhưng chúng tôi không thể chấp nhận một bộ phim viết về ngành Y lại có cái nhìn phiến diện đến như thế.
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Bạo lực T*nh d*c đối với phụ nữ là một tệ nạn đã xảy ra trên thực tế ở nhiều địa phương tại nước ta trong suốt thời gian qua
  • Các nhà tâm lý học cho biết, có hai trạng thái bạo lực thể hiện qua hình ảnh trên các phương tiện truyền thông, đó là bạo lực hấp dẫn và bạo lực kinh hoàng.
  • Tình trạng bạo lực học đường thời gian qua có xu hướng gia tăng cả về số vụ việc, mức độ phức tạp và tính chất nguy hiểm.
  • Mới đây, bảo mẫu một trung tâm dạy trẻ tự kỷ không phép ở TP HCM gây xôn xao khi tát, bóp cổ... đánh bé vì không chịu ăn.
  • Bạo lực học đường đang trở thành vấn đề xã hội nguy hiểm, phức tạp và gây bất an trong đời sống nhân dân, trong khi đó các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực…
  • Bạo lực học đường, xâm hại T*nh d*c đang đang len lỏi quá sâu vào các trường học khiến phụ huynh, nhà trường đau xót và để lại những dấu ấn hoang mang với những cô cậu tuổi học trò…
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY