Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Xử trí dị vật ở mũi

Dị vật mũi là bệnh thường gặp trong cấp cứu tai mũi họng. Đặc biệt hay gặp ở trẻ em.
dị vật mũi là bệnh thường gặp trong cấp cứu tai mũi họng. Đặc biệt hay gặp ở trẻ em. Trẻ khi chơi thường nghịch ngợm nhét những vật vào mũi như nút nhựa, khuy áo, hạt lạc, hạt đậu... gây ra dị vật ở mũi. Ở người lớn, trong khi làm Thu*c mũi hoặc trong phẫu thuật có thể quên mảnh bông, mảnh gạc trong mũi gây dị vật mũi; Khi ăn, ho, hắt hơi, sặc thức ăn có thể qua vỏm mà vào hốc mũi. Thậm chí dị vật mũi có thể gặp do đỉa khe chui vào khi tắm khe... dị vật ở mũi không được xử trí lấy ra sẽ gây bệnh ở niêm mạc mũi: viêm mũi, phù nề và xuất tiết, loét mũi... Có thể gây tắc mũi một bên, chảy mũi đặc và thối, có khi kèm chảy máu. Khám soi mũi có thể nhìn thấy dị vật. Trong một số trường hợp dị vật ở sâu phía mũi sau có thể dùng que thăm dò thấy dị vật.

Để xử trí dị vật ở mũi, thầy Thu*c cần hút sạch mũi, mủ và chất xuất tiết. Đặt Thu*c co mạch như adrenalin 1% hoặc aphedrin 1-3% để hốc mũi rộng ra. Dùng thìa móc luồn ra phía sau dị vật mà kéo ra ngoài. Trong một số trường hợp khó, có thể phải gây mê để lấy dị vật. Thậm chí trường hợp dị vật nằm quá lâu đã vôi hóa, có thể phải dùng đến phẫu thuật mũi để lấy. Lời khuyên của chúng tôi là nếu bạn bị dị vật trong mũi cần đến khám chuyên khoa tai mũi họng của bệnh viện gần nhà để được gắp dị vật càng sớm càng tốt, tránh để muộn lấy sẽ khó khăn hơn và gây biến chứng viêm mũi.

BS. HOÀNG THÁI

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/xu-tri-di-vat-o-mui-n116153.html)
Từ khóa: di vat o mui

Chủ đề liên quan:

dị vật di vat o mui xử trí

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cà độc dược là một vị Thu*c Đông y, chữa được nhiều bệnh lý, tuy vậy khi sử dụng, cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn của thầy Thu*c.
  • Cần đi găng tay khi xử trí, trách tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân.
  • Phần lớn các trường hợp nạn nhân đều bị rách da, thịt, tổn thương phần mềm. Vậy xử trí như thế nào để bảo đảm yêu cầu?
  • Đối với bệnh nhân có biểu hiện sốc bỏng cần truyền dịch bồi phụ nước và điện giải.
  • Khi nuốt thức ăn, sự phối hợp các chức năng ở họng của người cao tuổi hay bị mất nhịp nhàng, làm cho thức ăn dễ rơi nhầm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • (Mangyte) - Trẻ con thường hiếu động nên rất dễ chấn thương mắt. Chấn thương này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nên cần đặc biệt chú ý.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY