Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiễm trùng ổ bụng do hóc xương cá

Tây Ninh-Cụ ông 73 tuổi, bị hóc xương cá nhưng không biết, chiếc xương trôi xuống ruột non, đâm thủng thành ruột gây viêm phúc mạc nặng.

Bệnh nhân vào cấp cứu tại bệnh viện đa khoa xuyên á tây ninh trong tình trạng đau dữ dội vùng giữa và dưới bụng. người bệnh cho biết thường xuyên ăn cá nhưng không rõ có bị hóc xương cá gần đây hay không. thấy ông cụ đau nhiều đến gồng cứng bụng, các bác sĩ nghi ngờ tình trạng viêm và nhiễm trùng lan tỏa trong ổ bụng.

Bác sĩ hồ tiến duy, trưởng khoa ngoại tổng quát, ngày 5/6, nói kết quả xét nghiệm máu cho thấy có tình trạng nhiễm trùng và ct scan ghi nhận dấu hiệu viêm phúc mạc ổ bụng. đồng thời ê kíp phát hiện một mảnh dị vật nằm trong ruột non của bệnh nhân, hai đầu dị vật nhọn làm thủng hai bên thành ruột non gây rỉ dịch tiêu hóa. đây chính là nguyên nhân nhiễm khuẩn ổ bụng.

Quá trình phẫu thuật nội soi ổ bụng, bác sĩ phẫu thuật phát hiện bụng nhiều dịch đục, nhiễm bẩn, ruột non phù nề, viêm một đoạn dài. Trên đoạn viêm thấy một đầu xương thủng ra ngoài ruột non. Phẫu thuật viên phải cẩn thận kéo mảnh xương ra ngoài để không gây chảy máu hoặc tổn thương thêm. Chỗ thủng trên thành ruột được khâu 5 mũi để bịt kín.

Hiện, sau mổ, bệnh nhân hồi phục tốt, giảm đau hẳn, ăn uống bình thường.

"Thủ phạm" gây thủng ruột bệnh nhân là chiếc xương cá hình tam giác sắc nhọn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Duy, thủng ruột non là tình trạng cấp cứu tương đối hiếm gặp và đa phần do dị vật. Vì vậy khi sử dụng các loại thực phẩm có các mảnh xương nhỏ, nhọn như xương gà, xương cá... người dân cần cẩn thận làm sạch xương. Nếu có nghi ngờ hóc hay nuốt xương cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra và xử trí phù hợp.

T*i n*n hóc dị vật thường xảy ra ở người lớn tuổi, hoặc trẻ em. trẻ em thường ngậm rồi nuốt các dị vật như đồ chơi nhỏ, đồng xu, viên bi, các loại hạt như đậu phộng, bắp... người lớn tuổi dễ hóc thức ăn, các mảnh xương cá, gà, xương heo, thu*c nguyên vỏ, răng giả... nội soi là phương pháp thường được sử dụng để gắp các dị vật ra ngoài.

Các dị vật sắc nhọn có thể mắc ở bất kỳ vị trí nào trên ống tiêu hóa, từ thực quản đến hậu môn, gây nhiều biến chứng. nếu dị vật đâm thủng thực quản sẽ gây áp xe trung thất, nguy cơ t* vong rất cao. nếu chúng đi xuống đâm thủng dạ dày, ruột non, ruột già sẽ gây biến chứng viêm phúc mạc khu trú hoặc toàn thể. đây là những biến chứng nặng và thường phải phẫu thuật sớm, nếu không được chẩn đoán, xử trí cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng.

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nhiem-trung-o-bung-do-hoc-xuong-ca-4472239.html)

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY