Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Xử trí khi sỏi thận kèm tiểu gắt, tiểu buốt

Sỏi thận không phải lúc nào cũng có hình dạng tròn đều mà sỏi thường có các góc cạnh, khi sỏi di chuyển sẽ tạo thành các vết xước trên bề mặt đường tiết niệu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập tạo thành ổ viêm nhiễm.

Tiểu buốt, tiểu gắt có nhiều nguyên nhân, có thể do viêm đường tiết niệu, bệnh phụ khoa, hẹp niệu đạo…nhưng phần lớn là viêm đường tiết niệu do sỏi gây ra. Khi sỏi thận di chuyển qua niệu quản đến bàng quang sẽ gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu, do vậy bạn sẽ cảm thấy buốt, đau rát khi đi tiểu.

Nếu người mắc bệnh sỏi thận mà có kèm tiểu gắt, tiểu buốt thì cần phải đi khám ngay để bác sĩ xác định có viêm đường tiết niệu hay không từ đó mới có thể quyết định sử dụng Thu*c hợp lý.

Để chẩn đoán viêm tiết niệu bác sĩ thường cho làm các xét nghiệm sau:

● Xét nghiệm nước tiểu

Đây là xét nghiệm viêm đường tiết niệu phổ biến nhất tại tất cả các bệnh viện. Bác sĩ sẽ căn cứ trên mẫu nước tiểu để phân tích tìm ra những tế bào bạch cầu, hồng cầu và các loại vi khuẩn.

● Cấy nước tiểu

Nuôi cấy nước tiểu là một xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để tìm ra vi khuẩn hoặc vi trùng trong một mẫu nước tiểu. Xét nghiệm này giúp xác định loại vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu và loại Thu*c điều trị phù hợp nhất.

● Xét nghiệm máu

Ngoài ra, trong một số trường hợp cần tiến hành xét nghiệm máu. Thông qua các biểu hiện như CRP tăng cao, bạch cầu tăng cao, xuất hiện các rối loạn hay những hội chứng nhiễm trùng máu…

● Xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh

Với những trường hợp thường xuyên bị nhiễm trùng nghi ngờ viêm đường tiết niệu, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

● Nội soi bàng quang

Một ống sợi quang linh hoạt có kèm đèn được đưa vào cơ thể người bệnh để quan sát niệu đạo và bàng quang để các bác sĩ có thể nhìn thấy rõ hơn các cơ quan này từ bên trong. Xét nghiệm viêm đường tiết niệu này giúp các chẩn đoán chi tiết hơn về nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh lý đang tiến triển cụ thể ra sao.

Các kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh bị viêm tiết niệu do sỏi thận thì bác sĩ sẽ kê toa Thu*c để điều trị sỏi và viêm tiết niệu với các nhóm Thu*c như sau:

● Thu*c kháng viêm, giảm đau

Trường hợp đau ít có thể dùng các loại Thu*c giảm đau kháng viêm như ibuprofen, diclofenac nhưng nhiều, đau quặn thận thì cần Thu*c có tác dụng mạnh hơn để kiểm soát hoàn toàn cơn đau. Những loại Thu*c này bao gồm ketorolac (Toradol) hoặc Thu*c gây ngủ.

Kết hợp giảm đau, kháng viêm, kháng sinh và Thu*c điều trị sỏi (ảnh minh họa)

● Thu*c kháng sinh

Thu*c kháng sinh được dùng để điều trị ổ nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu. Kèm theo đó, người bệnh cần giữ gìn vệ sinh đúng cách nếu không bệnh sẽ nặng hơn, tái phát sẽ rất khó chữa. Tuy nhiên, dùng loại kháng sinh nào, liều lượng bao nhiêu và dùng kéo dài bao lâu lại tùy thuộc vào từng bệnh cảnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê toa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh.

● Thu*c làm tan sỏi:

Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh và kháng viêm, giảm đau để điều trị viêm nhiễm thì Thu*c tan sỏi là một loại Thu*c rất cần thiết để tác động đến viên sỏi. Nếu không dùng Thu*c tan sỏi thì sau khi hết nhiễm khuẩn, triệu chứng tiểu gắt tiểu buốt có thể hết nhưng viên sỏi vẫn còn thì vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào. Hiện nay, kim tiền thảo là một dược liệu đã được biết đến tác dụng bài sỏi rất tuyệt vời. Kim tiền thảo giúp lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu làm bào mòn sỏi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/xu-tri-khi-soi-than-kem-tieu-gat-tieu-buot-n156953.html)

Tin cùng nội dung

  • Suốt 3 tháng, ông Minh, 56 tuổi (Hà Nội) thấy đau ở bộ phận Sinh d*c, nhất là khi quan hệ. Thậm chí đi tiểu ra cả cục máu.
  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY