Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Xuất huyết khi mang thai có nguy hiểm?

Khi thấy hiện tượng xuất huyết *m đ*o dù có đau bụng hay không, các thai phụ thường lo lắng. Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng.

*m đ*o do đâu, khi nào cần điều trị? Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ vấn đề này.

Hiện tượng ra máu *m đ*o có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Ở thời kỳ đầu có thể do thay đổi nội mạc tử cung chuẩn bị đón trứng vào làm tổ, xảy ra từ 1- 2 tuần từ khi thụ thai, có khi rơi gần thời điểm bình thường là có kinh (báo thai sớm) nên không nguy hiểm. Theo thống kê khoảng 20-30% bà bầu thường bị trong thời gian đầu mang thai, rơi vào các trường hợp sau:

Dọa sẩy thai: Một số thai phụ thấy ra máu khi tuổi thai khoảng 4-8-12 tuần. Đó là do phôi thai chưa bám chắc vào thành tử cung. Ra máu thường kèm các triệu chứng đau lưng, nặng ở bụng dưới... Khi mang thai, cơ thể người mẹ tiết ra nội tiết tố giúp thai phát triển. Tuy nhiên, đôi khi lượng nội tiết tố không đủ, dẫn đến như có kinh nguyệt. Hiện tượng này sẽ hết sau 3 tháng đầu.

Thai lưu: Trường hợp thai phát triển không bình thường sẽ gây tình trạng thai lưu. 1/3 các trường hợp là do thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể. Các nguyên nhân khác gây thai lưu là chấn động cơ học, nhiễm trùng... Cơ thể thai phụ sẽ đào thải bào thai bắt đầu với dấu hiệu *m đ*o.

Thai lạc chỗ: Đây là tình trạng phôi thai nằm ngoài tử cung. Các dấu hiệu thai lạc chỗ gồm chảy máu *m đ*o, đau nhói vùng bụng dưới. Nếu thai ngoài tử cung bị vỡ, không xử lý kịp thời, có thể đến tình trạng người mẹ. Người có tiền sử Ph* thai, bị viêm nhiễm vùng Sinh d*c, từng bị thai lạc chỗ dễ gặp tình trạng này.

Thai trứng: Trứng sau khi thụ tinh sẽ hình thành phôi và các phần phụ như túi ối, nhau, gai nhau... Sự phát triển của phôi và các thành phần phụ phải tương ứng nhau. Nhưng có trường hợp, thành phần phụ phát triển quá nhanh, không tương ứng với phôi thai. Điều này khiến gai nhau nhanh chóng bị thoái hóa, tạo thành các túi chứa dịch dính vào nhau như chùm nho. Các tổn thương này làm trứng hỏng nhưng gai nhau vẫn được nuôi dưỡng nhờ máu của mẹ nên tiếp tục hoạt động. Hiện tượng này gọi là thai trứng. Dấu hiệu của thai trứng gồm *m đ*o, có màu nâu đen hoặc đỏ, chảy máu dai dẳng hoặc ồ ạt. Xét nghiệm máu có hàm lượng hCG cao. Tim thai không đập.

Các trường hợp khác: Viêm nhiễm đường Sinh d*c, bướu ở cổ tử cung... hoặc sau khi gần chồng cũng gây ra xuất huyết. Xuất huyết *m đ*o trong nửa giai đoạn sau của thai kỳ thường do các nguyên nhân:

Nhau bong non: Là tình trạng nhau thai tách khỏi vị trí thành tử cung khi bé chưa chào đời. Triệu chứng thường là đau bụng, *m đ*o. Khi xác định nhau bong non, cần theo dõi sát sao tình trạng thai nhi, mẹ và sự co bóp của tử cung. Việc xử trí tùy mức độ của nhau bong và tuổi thai. Nếu thai trưởng thành, bác sĩ sẽ theo dõi và cho kích thích chuyển dạ.

Nhau tiền đạo: Bình thường, bánh nhau bám vào mặt trước, sau và đáy tử cung. Nếu vì lý do nào đó như: tử cung có sẹo mổ cũ, bị dị dạng, có tiền sử điều hòa kinh nguyệt... bánh nhau sẽ bám thấp xuống vòng eo tử cung, che một phần hay toàn bộ lỗ trong tử cung, gây cản trở đường đi của thai nhi khi chuyển dạ. Đặc biệt là gây chảy máu khi có sự bong tách giữa bánh nhau và tử cung.

Tư vấn cho sản phụ tại Trạm Y tế xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh).

Thai phụ bị ra huyết không phải chuyện hiếm. Có nhiều trường hợp ra huyết do những nguyên nhân nhỏ, không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp nguy hiểm. Vì vậy bạn cần thông báo cho bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời, đặc biệt là vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này tuyệt đối cần thiết để xác định xem việc xuất huyết như vậy có gây nguy hiểm cho bạn không. Bạn cần gặp đúng bác sĩ chuyên về sản phụ khoa, tuy nhiên những trường hợp quá khẩn cấp, bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa tổng quát, hoặc nên gọi cấp cứu.

Thai ngoài tử cung: Trường hợp này thường sẽ được phẫu thuật khẩn cấp để bảo vệ vòi trứng. Tuy nhiên, nếu thai phát triển chưa lớn, việc điều trị có thể bằng Thu*c.

Nhiễm khuẩn: Các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh.

Dọa sinh non: Các chị em sẽ được chỉ định nghỉ ngơi kèm theo điều trị bằng Thu*c chống các cơn co thắt tử cung.

Các trường hợp khác: Các thai phụ cần phải được theo dõi việc mang thai một cách chặt chẽ.

BS. Thu Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/xuat-huyet-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-n154843.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY