Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Y tếBệnh viện dã chiến là chiến trường- Nhân viên y tế và đội hậu cần là những chiến sĩ

Với tôi bệnh viện dã chiến là chiến trường- Nhân viên y tế và đội hậu cần là những chiến sĩ. Mà chiến sĩ thời chiến như bây giờ thì làm gì có tiêu chuẩn ngày làm 8 tiếng, làm gì phân biệt ngày đêm, làm gì phân biệt thứ 7 hay Chủ Nhật, làm gì phân biệt ngày Lễ Tết!??.

Với tôi bệnh viện dã chiến là chiến trường- Nhân viên y tế và đội hậu cần là những chiến sĩ. Mà chiến sĩ thời chiến như bây giờ thì làm gì có tiêu chuẩn ngày làm 8 tiếng, làm gì phân biệt ngày đêm, làm gì phân biệt thứ 7 hay Chủ Nhật, làm gì phân biệt ngày Lễ Tết!??.

Mọi thứ đã được dọn dẹp và chuẩn bị chu đáo từ khâu phục vụ hậu cần để từ một chung cư chưa sử dụng trở thành bệnh viện dã chiến số 04 thu dung điều trị COVID-19 ở huyện Bình Chánh.

"Tất cả đều căng mình ra để cố gắng hoàn thành trách nhiệm và sứ mệnh của mình, mong hỗ trợ bệnh nhân mắc COVID-19 ngày một tốt hơn trong điều kiện khó khăn như hiện nay."

Căng mình hỗ trợ bệnh nhân trong điều kiện khó khăn

Stress, khó chịu, cáu gắt... là những phản ứng tiêu cực của khá nhiều bệnh nhân khi mới vào bệnh viện dã chiến.

Một vấn đề khó khăn với bệnh nhân điều trị tại đây đó là điều kiện sinh hoạt, thời tiết nắng nóng, phòng ốc bức bí, bất tiện nhiều thứ về ăn uống, giải trí... nên dễ tạo những cảm xúc tiêu cực cho bệnh nhân, nhưng đây mới là thời gian đầu đi vào hoạt động nên sẽ có nhiều phát sinh chủ quan và khách quan chúng ta không lường trước được.

Công tác dọn dẹp, trang bị mọi thứ, phục vụ hậu cần để từ một chung cư bỏ hoang được trở thành một bệnh viện dã chiến tương đối ổn. Có được điều này là do sự chung sức và cố gắng cả một tập thể từ chiến sĩ bộ đội của bộ tư lệnh, các dân quân và rất nhiều các bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, Bệnh viện Đại Học Y Dược, Bệnh viện Bình Tân đảm nhiệm.

Nắng trưa hè oi bức, các bạn phải mặc trên mình bộ đồ xanh phòng hộ, khuân vác những túi đồ, những kiện hàng

Tất cả đều căng mình ra để cố gắng hoàn thành trách nhiệm và sứ mệnh của mình, mong hỗ trợ bệnh nhân ngày một tốt hơn trong điều kiện khó khăn như hiện nay.
Những vấn đề không ổn khách quan như điện, nước .. trong đó có hệ thống điện nước ở đây thực sự không được tốt-kiểu vùng sâu vùng xa vậy... nguồn nước không đủ mạnh và thường xuyên mất... tuy nhiên đã được các cán bộ xử lý kịp thời, thay máy bơm mới cũng như cấp phát nhiều xô to để bệnh nhân trữ nước dùng tạm chờ khắc phục, sửa chữa các đường ống bị hư hỏng,...

Và những phát sinh lặt vặt đôi lúc vẫn xảy ra ... thi thoảng vẫn cúp nước, lưới điện chập chờn quá tải do các căn hộ đã bỏ trống từ lâu.

Hay những sự cố trong cung cấp khẩu phần ăn do số lượng tăng đột biến....nhà cung cấp suất ăn không cung cấp kịp.

Thay đổi từ cơm sang bún, bánh giò mà không thông báo với Ban giám đốc Bệnh viện dã chiến và bệnh nhân để cùng nhau nắm thông tin và xử lý... kha khá nhiều vấn đề và điều kiện ở đây không thể nào tốt bằng ở nhà nên rất dễ gây rất phiền hà, không thoải mái cho bệnh nhân là điều dễ hiểu.

Nhưng tất cả đã là sự cố gắng liên tục, không ngừng nghỉ của cả một tập thể tại bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 04.

Ngày xưa chiến sĩ tải đạn bảo vệ tổ quốc. Ngày nay bác sĩ tải oxy chăm sóc bệnh nhân...BS Lưu Hiếu Nghĩa nói.

Những giây phút thư giãn nghỉ ngơi hiếm hoi

Thực sự muốn kể ra hết những khó khăn của lãnh đạo, của các nhân viên, của đội ngũ y bác sĩ đang làm nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến. Không phải kể để cho mọi người thương hại, mà để đồng cảm, để hiểu được những khó khăn thực tế của nhau, những khó khăn khách quan khó thay đổi một sớm một chiều để cùng nhau vượt qua.

Ban ngày sau ca trực, được sự quan tâm cảm thông từ Ban lãnh đạo, vẫn những bộ đồ đó, họ phấn khởi họp giao ban online qua Zoom, năng nổ trình bày góp ý trao đổi để cải thiện hoạt động điều trị, sinh hoạt mỗi ngày...

Buổi trưa ngày ra trực, chúng tôi tự thân hớt tóc cho nhau để mát mẻ và điềm tĩnh hơn giữa áp lực hàng ngàn F0 liên tục mang đến..

Những giây phút thư giãn nghỉ ngơi hiếm hoi khi đêm về

"Có những đợt bệnh mới phải nhận từ đêm tối đến gần giữa khuya, nhìn bệnh nhân tay xách nách mang, có cả những em bé nhỏ theo cùng, chúng tôi thương lắm chứ".

Đêm về, cùng trao nhau những buổi sinh hoạt tập thể ngắn ngủi, những buổi liên hoan sinh nhật xa nhà tự tổ chức cho nhau để an ủi, động viên nhau đỡ nhớ gia đình, cùng nhau cố gắng...

Xin hãy bỏ qua những hình ảnh nhân viên y tế mặc quần đùi áo phông dưới đây tại khu cách ly điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 như thế này...

Bởi vì đó là những giây phút thư giãn nghỉ ngơi hiếm hoi chúng tôi bắt gặp được, sau cả ngày dài trùm kín toàn thân bằng những bộ đồ bảo hộ nóng nực.

Vậy nên thay vì khó chịu và biểu hiện tiêu cực ra bên ngoài, chúng ta hãy chấp nhận rằng dịch COVID-19 đang huỷ hoại sức lực, bào mòn thanh xuân của rất nhiều người, để lại những tổn thất to lớn về kinh tế, đời sống xã hội không chỉ ở Việt Nam ta, mà trên toàn Thế giới.

Chia sẻ những điều nhỏ nhoi nhưng tràn đầy nặng lượng tích cực

Hãy thấy rằng COVID-19 rất lợi hại và đã lây nhiễm rộng khắp ở cộng đồng, nên chúng ta cần phải lạc quan hơn để vượt qua dịch bệnh, thời gian này những bạn đang điều trị trong bệnh viện dã chiến hãy sống chậm và sống chất hơn.

Hãy chia sẻ những điều nhỏ nhoi nhưng tràn đầy nặng lượng tích cực ra bên ngoài.

Bạn hãy ra đứng bên cửa số, bên ban công trên lầu cao của bệnh viện dã chiến số 04, cầm ly nước ngậm một ngụm chậm rãi nhìn về phía mấy dân quân, dưới cái nắng trưa hè oi bức, các bạn phải mặc trên mình bộ đồ xanh phòng hộ, khuân vác những túi đồ, những kiện hàng mà người thân gửi vào, họ phải mang gần 400 phần thức ăn và nước uống cho mỗi toà nhà để phục ngày 3 bữa sáng, trưa, chiều cho bạn.

Còn các y bác sĩ thì thăm khám bệnh cho bạn và mọi người xung quanh hằng ngày... và may mắn bạn khoẻ mạnh sau mỗi ngày trôi qua, còn ở vài phòng bên cạnh bệnh trở nặng lên thì sao!??

Các bác sĩ tại bệnh viện dã chiến

Các y bác sĩ chúng tôi phải tích cực sơ cứu chăm sóc, theo dõi bệnh nhân thở oxy có khi nguyên đêm, có những ca xử lý tình huống chuyển nặng, phải bóp bóng qua mask hằng giờ đồng hồ chờ chuyển viện, cố gắng giành lại sự sống cho bệnh nhân, và trên người luôn là bộ đồ kín như ninja suốt mấy giờ đồng hồ....!

Ngoài ra, có những đợt bệnh mới phải nhận từ đêm tối đến gần giữa khuya, nhìn bệnh nhân tay xách nách mang, có cả những em bé nhỏ theo cùng, chúng tôi thương lắm chứ.

Nhưng đây là tinh thần chung, là phương án chung phải khống chế cho bằng được dịch bệnh, hạn chế tối đa số ca nhiễm mới, hạn chế tối đa số ca chuyển nặng, hạn chế tối đa số ca Tu vong... vậy nên mới có cái bệnh viện dã chiến này!

Những giọt mồ hôi tại bệnh viện dã chiến.

Với tôi bệnh viện dã chiến là chiến trường- Nhân viên y tế và đội hậu cần là những chiến sĩ. Mà chiến sĩ thời chiến như bây giờ thì làm gì có tiêu chuẩn ngày làm 8 tiếng, làm gì phân biệt ngày đêm, làm gì phân biệt thứ 7 hay Chủ Nhật, làm gì phân biệt ngày Lễ Tết!??

Chiến thắng vẻ vang nhất, đáng nhớ nhất thì luôn có nhiều chông gai và không bao giờ dễ dàng! Tất cả các giai cấp đều có thể là chiến sĩ. Nhưng các giai cấp không thể đều trở thành nhân viên y tế!

Cố lên các bạn bệnh nhân, cố lên những mạnh thường quân, cố lên những đồng đội luôn sát cánh cùng chúng tôi!

Ba mẹ, vợ và con gái ở nhà hãy giữ gìn sức khoẻ. Xong nhiệm vụ thì “ba” lại về với con cùng mẹ, còn trận chiến chưa ngã ngũ thì ba lại phải tiếp tục lên đường-đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân viên y tế!

Đêm muộn tại bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 số 04.

BSCKI Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM)

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/60f816d6f8ec6ef9ba7c7f12)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY