Tin tức hôm nay

Tin tức

Y tế địa phương cần chủ động hơn nữa trong đối phó với dịch Covid-19

MangYTe - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, ThS, BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhấn mạnh, các địa phương cần phải có sự chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, phải lường hết được những khó khăn xảy ra nếu có bệnh nhân mắc Sars-CoV-2.

ThS, BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phát biểu khai mạc hội nghị tập huấn.

Ngày 6-3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã tổ chức tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do Sars-CoV-2 (Covid-19) cho đại diện Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Ths, BS Nguyễn Trọng Khoa, cho biết, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã thực hiện rất tốt việc kiểm soát, khoanh vùng dập dịch mà công đầu là công việc của y tế dự phòng. Đặc biệt, tỉnh Vĩnh Phúc đã rất thành công trong việc thực hiện ngay cách ly một xã Sơn Lôi, để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan ra cộng đồng khi tại địa phương này đã xác định được có ca lây nhiễm thứ cấp.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh nhấn mạnh, Việt Nam tiếp tục duy trì chiến lược, bệnh nhân nào mắc Covid-19 là cách ly triệt để. Nếu không chỉ cần xơ xẩy vài trường hợp không phát hiện sớm, khi lây cho vài nghìn người thì lúc đó, Việt Nam sẽ vỡ trận giống như Hàn Quốc. Ông Khoa đề nghị y tế các địa phương không được lơ là trong chống dịch, cần phải chuẩn bị kỹ càng, khắc phục khó khăn, chủ động điều trị được các ca bệnh nặng ở tuyến tỉnh như thở máy, lọc máu, thở ec-mo.

Nhấn mạnh đây là thời điểm quan trọng để tập huấn, đào tạo, rà soát phương tiện trang thiết bị bảo hộ, máy thở, phương tiện phục vụ chăm sóc người bệnh, ông Khoa đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần kiểm kê lại xem có những trang thiết bị bảo hộ đúng chuẩn, các phương tiện vệ sinh bề mặt, khử khuẩn môi trường, xử lý chất thải…

“Hiện nay chúng ta đang cách ly 15 nghìn người, chủ yếu người trở về từ Hàn Quốc. Trong khi các nước khác tại châu Âu cũng đang bùng phát dịch và chúng ta có thể sẽ phải tiếp nhận nhiều người trở về Việt Nam. Chưa biết lúc nào sẽ có ca mới xuất hiện ở tỉnh, thành phố nào. Tôi thấy lo lắng khi một số nơi chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng, chưa lường hết được những khó khăn xảy ra nếu có bệnh nhân mắc Covid-19. Vì thế, các đơn vị phải kiểm tra lại các trang thiết bị bảo hộ tại các cơ sở y tế, phải chuẩn bị phương án đối phó tốt nhất”, ông Khoa nói.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam phải tính đến tình huống có 10 nghìn người nhiễm, 15% số trường hợp nặng và 10% số sẵn sàng phải thở máy. Do đó, Bộ Y tế đang đề xuất mua 100 máy thở cho hơn 10 bệnh viện tuyến cuối. Các địa phương cũng đang tự chủ động mua sắm theo kinh phí chống dịch của từng địa phương.

Tại hội nghị, ngoài chia sẻ về chuyên môn từ các chuyên gia đầu ngành về truyền nhiễm, đại diện Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc cũng chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng phương án đối phó với dịch Covid-19 thời gian vừa qua. “Khó khăn nhất không phải vấn đề chuyên môn vì các ca bệnh được phát hiện tại Vĩnh Phúc đều nhẹ. Khó nhất là việc phối hợp lực lượng như thế nào, phương án triển khai. Chúng tôi khen Vĩnh Phúc đã chọn biệt lập một cơ sở điều trị cho những trường hợp dương tính, không bị làm gián đoạn công tác khám và điều trị tại các bệnh viện đa khoa, cũng như nguy cơ lây lan cho những người dân đến khám”, ông Khoa nói.

Tại buổi tập huấn, GS, TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, nCoV tồn tại trong cơ thể khoảng bốn tuần kể từ khi xâm nhập. Ngoài môi trường, nCoV rất dễ bị ch*t bởi ánh sáng, tia cực tím và nhiệt độ cao. Ở môi trường lạnh, ẩm, nCoV có thể tồn tại 1-3 ngày trên mặt phẳng kim loại.

Virus corona chủng mới có thời gian ủ bệnh trung bình 3-7 ngày, tối đa là 14 ngày. Hầu hết các bệnh nhân chỉ có bị sốt nhẹ, ho, mệt mỏi và không bị viêm phổi, tự hồi phuc sau một tuần. Một số trường hợp có thể viêm phổi, viêm phổi nặng dẫn tới suy hô hấp cấp nặng, sốc nhiễm trùng, rối loạn thăng bằng kiềm - toan, rối loạn đông máu, suy chức năng các cơ quan dẫn đến Tu vong. Tu vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo.

LAM NGỌC

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/43504802-y-te-dia-phuong-can-chu-dong-hon-nua-trong-doi-pho-voi-dich-covid-19.html)

Tin cùng nội dung

  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY