99% calci trong cơ thể là ở xương. Nó cần thiết để bảo tồn khối lượng và tỉ trọng của xương. Sự thiếu hụt calci do chế độ ăn kiêng hay chế độ ăn không đầy đủ sẽ dẫn đến giảm độ bền của xương và một số tình trạng liên quan (ví dụ như loãng xương).
Kẽm cần thiết cho sự sinh tổng hợp protein nền của tế bào xương. Đây là nơi để canxi cùng với photpho và các khoáng chất khác gắn lên. Sự thiếu hụt kẽm rất phổ biến ở những người có xương yếu hơn.
Calcitriol, chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D3, điều hòa sự hấp thu bình thường ở ruột của calci và sự khoáng hóa của xương. Bình thường một lượng vừa đủ vitamin D3 được biến đổi thành calcitriol. Nhưng trong một số trường hợp có thể làm giảm sự sản xuất nội sinh, gây ra các dấu hiệu và triệu chúng của một số bệnh về xương do sự rối loạn trong hấp thu calci,sự hằng định nội môi và sự chuyển hóa.
Các bệnh gây ra do thiếu calci huyết dai dẳng, chứng kém hấp thu calci và rối loạn trong chuyển hóa calci do giảm sản xuất vitamin D3 hoạt tính (calcitriol): Ban đầu 1 viên/ 1 ngày hay 1 viên mỗi 2 ngày. Khi cần thiết, tăng liều dần dần (mỗi 2-4 tuần) cho tới liều tối đa là 1 viên x 3 lần/ngày.
Loạn dưỡng xương do thận ở bệnh nhân suy thận mãn tính (đặc biệt ở những bệnh nhân đang thẩm tách máu): Ban đầu 1 viên/1 ngày hay 1 viên mỗi 2 ngày, tăng dần dần khi cần thiết.
Thiểu năng tuyến cận giáp (hậu phẫu, tự phát hay giả tạo): Ban đầu uống 1 viên/ngày vào buổi sáng, cho tới liều tối đa là 3 viên/ngày ở trẻ em hay 4 viên/ngày ở người lớn.
Đề kháng vitamin D và kém chuyển hóa/ còi xương dinh dưỡng hay nhuyễn xương, và còi xương phụ thuộc vitamin D:Ban đầu 1 viên/ngày vào buổi sáng. Tăng dần dần cho tới liều tối đa 3 viên/ ngày ở trẻ em và 4 viên/ngày ở người lớn.
Ở liều tối thiểu khuyến cáo Zedcal-OP dung nạp tốt. Dấu hiệu sớm của các phản ứng phụ bao gồm: yếu, chóng mặt, đau đầu, khô miệng, buồn nôn, táo bón, miệng có vị kim loại, đau cơ.
Bảo quản dưới 300C ở nơi khô ráo nhưng không được bảo quản trong tủ lạnh. Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.