Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Zona thần kinh bội nhiễm là gì? Cách điều trị

Zona thần kinh bội nhiễm là diến tiến nghiêm trọng của bệnh zona cần nghiêm túc điều trị để hạn chế tối thiểu sự phát sinh các vấn đề rủi ro...

cần hết sức cẩn trọng khi bệnh zona thần kinh xuất hiện tình trạng bội nhiễm. bởi lúc này tổn thương da thường sâu, dễ lan tỏa rộng và gây đau rát dữ dội. đặc biệt, sự hình thành các vết sẹo thâm, sẹo lớn sau điều trị là rất khó tránh khỏi. tuy nhiên nếu nghiêm túc điều trị và chăm sóc tốt thì hoàn toàn có thể kiểm soát nhiễm trùng.

Zona thần kinh bội nhiễm là gì? Triệu chứng đặc trưng

Zona thần kinh bội nhiễm là biến chứng thường gặp của bệnh zona thần kinh. biến chứng này thường xảy ra khi virus phát triển mạnh hay có vi khuẩn hoặc vi nấm tấn công vào các nốt mụn nước và gây viêm nhiễm.

So với tình trạng bệnh thông thường, khi có kích hoạt bội nhiễm thì triệu chứng sẽ nặng nề hơn. ngoài ra còn diễn tiến rất phức tạp và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh zona thần kinh bội nhiễm thường kích hoạt những tổn thương da nặng nề đi kèm với triệu chứng toàn thân. triệu chứng tại chỗ thường là:

    Vùng da bị bệnh sưng đỏ và có dấu hiệu viêm nhiễm nặng nề.

Ngoài ra, còn đi kèm với các triệu chứng toàn thân như:

    Sốt cao hơn bình thường

Các triệu chứng toàn thân thường kích hoạt với mức độ nặng nề hơn ở nhóm đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu. Ví dụ như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, bệnh nhân tiểu đường hay nhiễm HIV…

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh bội nhiễm

Bội nhiễm da khi bị zona thần kinh có thể phát sinh khi có một số nguyên nhân cùng các yếu tố thuận lợi sau đây:

    Vệ sinh da kém: Zona thần kinh đặc trưng bởi tình trạng nổi mụn nước theo từng cụm. Các mụn nước có thể vỡ ra, chảy dịch và gây ngứa ngáy khó chịu. Nếu không vệ sinh và chăm sóc da đúng cách thì các tác nhân gây hại rất dễ xâm nhập vào các vết thường ở và gây nhiễm trùng.
  • Sức đề kháng suy giảm: Những người có thể trạng kém và hệ miễn dịch suy giảm thường có tốc độ phục hồi tổn thương da rất chậm. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.
  • Lạm dụng Thu*c bôi corticoid: Đây là loại Thu*c bôi có tác dụng chống viêm và giảm dị ứng nhanh thường được dùng phổ biến trong điều trị tổn thương da do zona thần kinh. Tuy nhiên Thu*c bôi corticoid hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch của da. Chính vì thế mà da có thể giảm sức đề kháng tự nhiên và dễ bị nhiễm trùng nếu dùng Thu*c này kéo dài.
  • Cào gãi và chà xát lên các nốt mụn nước: Ngứa ngáy và nóng rát, khó chịu là những triệu chứng cơ năng điển hình của bệnh zona thần kinh. Nhiều người thường có thói quen cào gãi và chà xát để thỏa mãn cơn ngứa. Thói quen xấu này có thể khiến mụn nước vỡ ra, da bị trợt loét và tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm hay virus tấn công vào bên trong.
  • Dùng Thu*c điều trị tùy tiện: Tổn thương da do zona thần kinh thường không quá nghiêm trọng và có thể thuyên giảm nhanh. Tuy nhiên nếu tùy thiên sử dụng Thu*c không đúng cách có thể khiến tổn thương da lở loét, chảy dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Zona thần kinh bội nhiễm có nguy hiểm không?

Zona thần kinh bội nhiễm chính là một dạng tiến triển nặng, biến chứng của bệnh zona thần kinh. chính vì thế mà hiện trạng này thường có mức độ nghiêm trọng và diễn tiến phức tạp hơn rất nhiều.

Nếu kịp thời phát hiện, tình trạng bội nhiễm trên da hoàn toàn có thể điều trị khi sử dụng Thu*c và chăm sóc đúng cách. tuy nhiên, với những trường hợp chậm trễ hay thiếu nghiêm túc trong điều trị thì các biến chứng nghiêm trọng hoàn toàn có thể phát sinh.

Những thông tin về một số biến chứng sau sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn mức độ nguy hiểm của bệnh zona thần kinh bội nhiễm:

    Viêm mô tế bào: Đây chính là một dạng nhiễm trùng phát sinh tại tổ chức liên kết của da, liên cầu nhóm A hay tụ cầu vàng là nguyên nhân chính gây ra. Viêm mô tế bào thường có mức độ nghiêm trọng hơn nhiều so với tình trạng bội nhiễm thông thường. Biến chứng này có thể dẫn tới áp xe dưới da, viêm gân, hoại tử da hay nhiễm khuẩn huyết.
  • Sẹo vĩnh viễn: Bội nhiễm thường sẽ kích hoạt các tổn thương da sâu và rất dễ để lại thâm sẹo. Đặc biệt là ở những người có làn da nhạy cảm và đề kháng kém thì thâm sẹo có thể sẽ tồn tại vĩnh viễn và không thể khắc phục được hoàn toàn.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Trường hợp không can thiệp chữa trị kịp thời thì nhiễm trùng da thường có xu hướng bùng phát mạnh. Thậm chí có thể đi vào tuần hoàn máu và gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, có thể dẫn tới suy hô hấp, sốc, trụy tim mạch và gây Tu vong.
  • Các biến chứng khác: Trường hợp bệnh zona thần kinh tam thoa trên mặt thì mụn nước có thể mọc trong miệng, trên mắt hay ở vùng tai. Zona mọc gần mắt có thể làm giảm thị lực, đặc biệt bội nhiễm có thể khiến dây thần kinh thị giác bị tổn thương nặng dẫn tới mù mắt. Còn nếu zona bội nhiễm ở tai thì rất dễ làm giảm thính lực, đôi khi gây điếc.

Cách điều trị zona thần kinh bội nhiễm

Zona tiếp xúc bội nhiễm thường gây ra tổn thương da sâu trên phạm vi rộng, đi kèm với những triệu chứng nghiêm trọng khác. việc điều trị cần được thực hiện trong thời gian sớm nhất để kiểm soát tốt nhiễm trùng, giảm tổn thương da, ngăn ngừa biện chứng.

Cần kết hợp việc sử dụng các loại Thu*c điều trị với chăm sóc tốt tại nhà:

1. Sử dụng Thu*c chữa zona thần kinh bội nhiễm

Các chuyên gia da liễu cho biết, sử dụng Thu*c chính là phương pháp điều trị chính đối với bệnh zona thần kinh bội nhiễm. tùy thuộc vào mức độ tổn thương da và diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa các loại Thu*c phù hợp.

Một số loại Thu*c có thể được chỉ định, bao gồm:

    Thu*c kháng virus:

Bệnh zona thần kinh dù phát sinh bội nhiễm hay chưa thì việc sử dụng Thu*c kháng virus cũng rất cần thiết. trong nhiều trường hợp, bội nhiễm có thể phát sinh do varicella zoster virus hoạt động quá mạnh. hoặc cũng có thể do các chủng virus khác tấn công vào tổn thương da đang bị trợt loét. tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định Thu*c kháng virus dạng bôi hay dạng uống cho phù hợp.

    Dung dịch sát khuẩn:

Thu*c tím chính là dung dịch sát khuẩn được dùng phổ biến nhất trong điều trị zona thần kinh bội nhiễm. có thể đáp ứng tốt trong trường hợp tổn thương da nhiễm trùng và tiết nhiều dịch. thành phần kali permanganate trong Thu*c tím có tác dụng sát trùng nhẹ và tiêu diệt vi khuẩn nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ.

    Thu*c kháng sinh:

Kháng sinh là nhóm Thu*c thường được chỉ định ưu tiên trong kiểm soát các triệu chứng zona thần kinh bội nhiễm. tùy vào mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ có thể khuyến nghị dùng Thu*c trong khoảng từ 7 tới 10 ngày. amoxicillin, ceftriaxon,… là các Thu*c kháng sinh thường được kê toa.

    Thuống giảm đau và kháng viêm:

Zona thần kinh bội nhiễm thường kích hoạt các triệu chứng đau nhức dữ dội hay gây sốt cao. lúc này có thể dùng Thu*c giảm đau (paracetamol) và chống viêm (nsaid) để giúp làm giảm đau và hạ thân nhiệt. cần cẩn trọng khi sử dụng các nhóm Thu*c này cho người gặp vấn đề về dạ dày, gan thận hay tim mạch.

Sau khi tình trạng bội nhiễm được kiểm soát, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc chỉ định một số loại Thu*c khác để làm giảm triệu chứng và thúc đẩy phục hồi tổn thương da. ví dụ như Thu*c kháng histamine h1, Thu*c bôi có chứa tacrolimus, Thu*c corticoid đường uống…

2. Chăm sóc và hỗ trợ tại nhà

Ngoài việc dùng các loại Thu*c theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, người bị zona thần kinh bội nhiễm cần chú ý thực hiện chăm sóc tốt tại nhà. điều này sẽ hỗ trợ kiểm soát tốt hơn triệu chứng, ngăn ngừa diễn tiến xấu của bệnh và thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương trên bề mặt da.

Khi bị zona bội nhiễm, cần chú ý đến các vấn đề sau trong chăm sóc:

    Chú ý nghỉ ngơi và dành ít nhất 3 – 5 ngày cho việc điều trị tại nhà.

Biện pháp ngăn ngừa zona thần kinh bội nhiễm

Bệnh zona thần kinh thường có khả năng tái phát rất cao ở những người có hệ miễn dịch suy yếu hay khi có yếu tố thuận lợi tạo điều kiện. nếu không chú ý chăm sóc và điều trị thì nguy cơ dẫn đến bội nhiễm là rất cao.

Để phòng ngừa bệnh zona thần kinh kích hoạt bội nhiễm, cần chú ý đến các biện pháp sau:

    Khi phát hiện triệu chứng zona thần kinh, cần thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị càng sớm càng tốt. Đồng thời sử dụng Thu*c đúng theo chỉ định về cả liều lượng, tần suất cũng như thời gian.

Zona thần kinh bội nhiễm thường kích hoạt những triệu chứng nặng nề và rất dễ phát sinh biến chứng. chính vì thế người bệnh cần thận trọng và đặc biệt nghiêm túc khi điều trị. bên cạnh việc dùng Thu*c theo đúng chỉ định của bác sĩ thì cần chăm sóc tốt tại nhà để có thể kiểm soát bệnh tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

    Bị zona thần kinh có nên quan hệ không?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/zona-than-kinh-boi-nhiem)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY