Kính chào bác sĩ,Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu hay đi tiểu nhiều lần trong một ngày và lúc ngủ cháu cũng thường dậy đi tiểu. Cháu cao 1m75 nhưng nặng được 55kg thôi, da cháu vàng vàng chứ không được hồng hào.
Bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị bệnh gì được không ạ? 1 ngày đi tiểu bao nhiêu lần là bình thường? Cháu xin chân thành cảm ơn.
(Thanh Huy)
Về phương diện S*nh l*, bàng quang ở người trưởng thành có dung tích khoảng 300 - 400ml để chứa nước tiểu. Khi bàng quang đầy, sẽ kích thích cơ thể gây nên phản xạ đi tiểu.
Tuy nhiên, bên cạnh phản xạ trên, còn có tác dụng điều hòa thần kinh theo ý muốn của con người, có nghĩa là dù bàng quang đã đầy nước tiểu nhưng con người vẫn có thể nhịn tiểu trong một thời gian nhất định nào đó. Thông thường, tùy thuộc vào lượng nước uống, thời tiết, môi trường làm việc, số lần trong một ngày là khoảng 4 - 6 lần.
Tiểu nhiều lần là triệu chứng S*nh l* trong các trường hợp: uống nước nhiều, có thói quen uống nước sau khi đi tiểu, sử dụng các thức uống có chất gây lợi tiểu (trà, cà phê, soda có caffein, bia hoặc rượu…) hoặc Thu*c lợi tiểu và tổng lượng nước tiểu trong một ngày không quá 3 lít.
Còn tiểu nhiều lần gọi là bệnh lý khi có một trong các biểu hiện sau: tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm mà không liên quan đến việc uống nhiều nước hay dùng các chất, Thu*c gây lợi tiểu, tiểu đêm (thức dậy hơn 1 lần/đêm), tổng lượng nước tiểu trong một ngày nhiều hơn 3 lít, không thể nhịn tiểu được, có sự thay đổi màu sắc hoặc độ đục trong của nước tiểu, có kèm theo đau khi đi tiểu, có thay đổi tổng trạng: sụt cân, mệt mỏi…
- Đái tháo nhạt (tiểu trên 3 lít/ngày), nhiễm trùng đường tiểu (thường có các rối loạn kèm theo: tiểu đau, buốt, nước tiểu đục, có máu…), hội chứng bàng quang kích thích, tiểu đường, các khối u đường tiết niệu hoặc xung quanh các cấu trúc này, dị tật bẩm sinh hệ niệu: hẹp niệu đạo… do nguyên nhân thần kinh (căng thẳng, stress, hội chứng chèn ép tủy sống, xơ cứng rải rác…), sỏi đường niệu…
Như vậy, cháu thấy nguyên nhân của tiểu nhiều lần có bệnh lý rất phức tạp và đa dạng, đôi khi đòi hỏi những xét nghiệm chức năng chuyên biệt mới có thể chẩn đoán xác định. Cháu cần đến khám tại các cơ sở y tế có BS chuyên khoa Tiết niệu để biết nguyên nhân và có hướng xử lý thích hợp, cháu nhé.
Song song với việc đi khám để tìm đúng nguyên nhân, cháu cũng cần chú ý đến vấn đề ăn uống sao cho hạn chế được tình trạng trên.
1. Uống nước vừa đủ, đều đặn. hơn 2 - 2,5 lít nước/ ngày, hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối để giảm triệu chứng tiểu về đêm.
2. Hạn chế sử dụng các chất dễ kích thích bàng quang gây phản xạ như: thức uống có cồn, cafein, đồ uống có gas, thực phẩm có chứa acide: cam, chanh, cà chua… các loại gia vị nóng như ớt, mù tạt…
Cháu cao 1m75 nhưng nặng chỉ có 55kg là hơi gầy, nếu cân nặng khoảng 63 - 65 kg thì cân đối hơn so với chiều cao. Việc đêm và tiểu nhiều lần cũng có thể làm cháu khó lên cân…
Cháu thấy da “vàng vàng chứ không được hồng” thì cần xem lại chế độ ăn của mình có ăn nhiều rau quả có chất caroten như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, cà chua hay không? Nếu có, thì chỉ cần ngưng ăn các thực phẩm nói trên, chứng vàng da sẽ hết.
Nếu không ăn những món trên mà vẫn bị vàng da thì nguyên nhân là do các bệnh lý làm rối loạn chuyển hóa gan - mật. Cháu có thể xem các bài viết trước của AloBacsi về nguyên nhân vàng da. Lúc này, cháu phải cần sự tư vấn điều trị của các BS Chuyên khoa Tiêu hóa.
Thân chào cháu! BS-CK1 Nguyễn Minh Thu - AloBacsi.vn
Chủ đề liên quan:
1 ngày đi tiểu bao nhiêu lần Alobacsi.vn bao nhiêu bình thường BS CK1 Nguyễn Minh Thu đi tiểu suy thận tiểu tiểu nhiều lần vàng da