Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

10+ cách chữa viêm họng hạt tại nhà nhanh nhất bằng mẹo

Cách chữa viêm họng hạt tại nhà có tác dụng kiểm soát triệu chứng. Đồng thời phòng ngừa bệnh viêm họng hạt phát triển theo chiều hướng xấu.

bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị y tế, người bệnh có thể đưa một số cách chữa viêm họng hạt tại nhà vào quá trình điều trị bệnh để kiểm soát triệu chứng. đồng thời phòng ngừa bệnh viêm họng hạt phát triển theo chiều hướng xấu.

Hướng dẫn 10+ cách chữa viêm họng hạt tại nhà nhanh nhất bằng mẹo

Bệnh viêm họng mãn tính quá phát hay viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính. bệnh lý này điển hình bởi sự gia tăng quá mức của một hoặc nhiều hạt lympho tồn tại ở thành họng. tổn thương cơ bản của bệnh là những hạt lympho có dấu hiệu phù nề, nổi cộm, vướng víu và không đau ở thành sau họng.

Mặc dù không tạo ra cảm giác đau đớn nhưng những hạt lympho này có thể khiến bệnh nhân thường xuyên khó chịu, có cảm giác vướng víu tại cổ họng. đồng thời gặp nhiều khó khăn hoặc bị nghẹn kh ăn uống và giao tiếp.ngoài ra bệnh viêm họng hạt còn làm tăng nguy cơ ứ đờm ở cổ họng, ho và khản tiếng kéo dài.

Không giống bệnh viêm họng cấp, quá trình điều trị viêm họng hạt thường gặp nhiều khó khăn, tiến triển mãn tính, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. chính vì thế, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên sử dụng phối hợp với các cách chữa viêm họng hạt tại nhà. điều này sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

1. Giảm viêm họng hạt bằng cách súc miệng với nước muối

Súc miệng với nước muối là mẹo chữa bệnh viêm họng tại nhà được sử dụng phổ biến. nguyên nhân là do các thành phần trong nước muối có tác dụng giảm viêm, làm dịu cổ họng, cải thiện cảm giác đau và sưng cổ họng. đồng thời làm loãng đờm và hỗ trợ quá trình tiêu diệt vi khuẩn, virus trong khoang miệng.

Ngoài ra việc thường xuyên súc miệng với nước muối còn giúp bạn loại bỏ chất kích thích trong cổ họng (bụi mịn, lông chó mèo, phấn hoa…), làm sạch mảng bám trong kẽ răng. bên cạnh đó biện pháp điều trị này còn giúp người bệnh làm giảm mùi hôi miệng do bệnh viêm họng xuất hiện kéo dài.

Nguyên liệu:

    200ml nước ấm

Cách thực hiện:

    Cho muối vào lượng nước ấm đã chuẩn bị, dùng thìa khuấy đều cho đến khi tan hết

2. Cách dùng lá trầu không điều trị bệnh viêm họng hạt tại nhà

Theo Y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hành khí, tán hàn, chỉ thống, khu phong và hóa đờm.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, thành phần được tìm thấy trong lá trầu không có khả năng kháng khuẩn và tiêu diệt virus tốt. Loại thảo dược thiên nhiên này có khả năng ức chế hoạt động của virus và vi khuẩn thường gây bệnh ở người. Cụ thể như tụ cầu khuẩn, E.coli, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn và virus cúm.

Do đó việc đưa lá trầu không vào quá trình điều trị bệnh viêm họng hạt có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa bội nhiễm, hỗ trợ quá trình loại bỏ vi khuẩn, virus tồn tại trong khoang miệng. đồng thời giúp long đờm và giảm viêm.

Nguyên liệu:

    3 – 4 lá trầu không

Cách thực hiện:

    Rửa sạch lá trầu không và để ráo nước

Ngoài khả năng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm họng hạt, việc thường xuyên súc miệng với nước lá trầu không có thể giúp bạn duy trì hàm răng chắc khỏe, trắng sáng. đồng thời làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh nha khoa như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.

3. Cách chữa bệnh viêm họng hạt tại nhà bằng tỏi

Các hoạt chất trong tỏi có đặc tính kháng sinh mạng. chính vì thế loại thảo dược thiên nhiên này thường được sử dụng để kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ điều trị những vấn đề, bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. cụ thể như bệnh cảm cúm, cảm lạnh (viêm mũi họng), viêm amidan, viêm họng và viêm thanh quản.

Hoạt chất allicin trong tỏi có tác dụng ức chế hoạt động gây viêm của nấm mốc, virus và nhiều loại vi khuẩn có hại tồn tại trong khoang miệng.

Bên cạnh đó loại thảo dược thiên nhiên này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin. Đây đều là những chất có khả năng cải thiện tình trạng viêm sưng ở cổ họng, nâng cao sức khỏe tổng thể và chức năng của hệ miễn dịch.

Nguyên liệu:

    Tỏi tươi.

Thực hiện cách 1:

    Loại bỏ vỏ, rửa sạch và thái lát từ 1 – 2 tép tỏi tươi

Thực hiện cách 2:

    Nướng vài tép tỏi

Thực hiện cách 3:

    Rửa sạch vài tép tỏi tươi và đập dập

4. Cách chữa viêm họng hạt tại nhà bằng mật ong

Mật ong nguyên chất chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, bồi bổ sức khỏe. vì thế việc thường xuyên đưa mật ong nguyên chất vào chế độ dinh dưỡng có thể giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị viêm họng hạt. đồng thời hỗ trợ quá trình ức chế viêm nhiễm đường hô hấp.

Bên cạnh đó mật ong nguyên chất còn có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ho và ức chế nhiễm trùng. việc sử dụng mật ong điều trị bệnh viêm họng hạt có thể cải thiện triệu chứng đau rát, ho, ngứa cổ họng và làm loãng đờm.

Nguyên liệu:

    Mật ong nguyên chất

Thực hiện cách 1:

    Hòa nước cốt chanh với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:1

Thực hiện cách 2:

    Rửa sạch một quả chanh, sau đó dùng dao khía xung quanh

5. Cách sử dụng vỏ quýt kiểm soát triệu chứng của bệnh viêm họng hạt

Vỏ quýt hay Trần bì là một trong những vị Thu*c Nam quý. Vị Thu*c này có tác dụng long đờm, giảm ho và làm ấm phổi. Bên cạnh đó loại thảo dược này còn có tác dụng ức chế hoạt động của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn dung huyết, ái huyết, kháng viêm, chống dị ứng và khu đờm.

Việc sử dụng vỏ quýt sẽ giúp bệnh nhân bị viêm họng hạt kiểm soát một số triệu chứng khó chịu như đau và vướng cổ họng, khàn tiếng, ho. ngoài ra cách dùng vỏ quýt điều trị viêm họng hạt còn giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ làm thông đường thở.

Nguyên liệu:

    Vỏ của 2 quả quýt

Cách thực hiện:

    Rửa sạch vỏ quýt và để ráo

6. Cách dùng gừng tươi trị viêm họng hạt tại nhà

Theo Y học cổ truyền, gừng tươi (sinh khương) có tính ấm, vị cay nồng, tác dụng ấm phế, giảm ho và ra mồ hôi.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, hoạt chất Cineol được tìm thấy trong gừng có thể tác động và ức chế hoạt động của các loại ký sinh trùng, nấm men và vi khuẩn thường gây bệnh ở người. Ngoài ra hai hoạt chất gồm Gingerol và Zingerol còn có tác dụng làm loãng dịch đờm và chống viêm.

Việc dùng gừng tươi trị viêm họng hạt tại nhà sẽ giúp người bệnh làm ấm cổ họng, giảm ho, trị đau rát và khàn tiếng. nhờ đặc tính ấm nên cách chữa bệnh từ gừng thích hợp với những trường hợp viêm họng hạt tái phát do thời tiết đột ngột chuyển lạnh hoặc do uống nước đá.

Nguyên liệu:

    Gừng tươi.

Cách thực hiện:

    Cạo bỏ vỏ và rửa sạch gừng

Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng kết hợp gừng với đường phèn, mật ong nguyên chất… hoặc dùng trà gừng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt.

7. Cách kiểm soát bệnh viêm họng hạt tại nhà bằng hành tây

Theo đông y, hành tây có  tính ấm, vị cay nồng, tác dụng sát trùng, tiêu thực và giải biểu. loại thảo dược này thường được sử dụng để chữa chứng ăn không tiêu, đầy bụng, viêm mũi họng, cảm cúm và một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp như viêm họng hạt, viêm họng.

Sử dụng hành tây chữa bệnh viêm họng hạt có thể giúp bệnh nhân thông cổ họng, giảm viêm, loại bỏ đờm ứ, cải thiện chứng khàn giọng và ho khan. ngoài ra trong loại thảo dược này còn chứa nhiều thành phần khác có tác dụng hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn và virus có hại đang tồn tại trong khoang miệng.

Nguyên liệu:

    Hành tây tươi.

Thực hiện cách 1:

    Bóc vỏ, rửa sạch và thái nửa quả hành tây thành từng lát mỏng, cho vào chén

Thực hiện cách 2:

    Bóc bỏ vỏ, rửa sạch và luộc 1 củ hành tây tươi

Lưu ý an toàn:

    Hành tây mang tính nóng. Chính vì thế những người đổ nhiều mồ hôi và phụ nữ mang thai cần hạn chế sử dụng loại thảo dược này.

8. Cách xông mũi với lá bạc hà làm giảm triệu chứng của bệnh viêm họng hạt

Cách xông mũi với lá bạc hà có tác dụng cải thiện tình trạng viêm niêm mạc cổ họng, làm loãng đờm và tăng dẫn lưu dịch tiết hô hấp. Bên cạnh đó bạc hà còn chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, làm dịu hiện tượng nhiễm trùng và giảm đau.

Ngoài ra việc thường xuyên xông mũi với lá bạc hà còn giúp người bệnh hỗ trợ loại bỏ những ổ viêm ở đường hô hấp, giảm ngạt tắc mũi, đau rát cổ họng và ho khan kéo dài.

Nguyên liệu:

    Một nắm lá bạc hà tươi

Cách thực hiện:

    Rửa sạch lượng bạc hà tươi đã chuẩn bị, để ráo nước

9. Cách chữa viêm họng hạt tại nhà bằng lá tía tô

Tình dầu thơm và các hợp chất thực vật được tìm thấy trong lá tía tô gồm acid nicotinic, citral… có khả năng kháng viêm, sát khuẩn, hỗ trợ ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, nấm…).

Ngoài ra một số thành phần khác trong lá tía tô còn có tác dụng giảm viêm, loại bỏ mùi hôi miệng do viêm họng lâu ngày gây ra. đồng thời thúc đẩy quá  trình phục hồi những mô hầu họng đang bị viêm và bị tổn thương.

Nguyên liệu:

    Một nắm lá tía tô

Cách thực hiện:

    Rửa sạch lá tía tô và thái nhỏ

10. Cách điều trị bệnh viêm họng hạt tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng

Cổ họng là một bộ phận giúp tiếp nhận thức ăn. chính vì thế trong thời gian điều trị bệnh viêm họng hạt người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng.

Việc áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh làm dịu hiện tượng viêm, làm giảm áp lực lên cổ họng. Đồng thời giúp cải thiện cơn đau tại cổ họng và tăng tốc độ phục hồi tổn thương.

Ngược lại việc xây dựng một chế độ ăn uống không phù hợp có thể khiến tình trạng sưng đau cổ họng trở nên nghiêm trọng hơn, tổn thương phát triển, lở loét, tăng tần suất xuất hiện và mức độ của các triệu chứng.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị viêm họng hạt:

    Người bệnh cần lưu tiên sử dụng những món ăn mềm, giàu dinh dưỡng và dễ nuốt như cháo thịt bầm, miến gà, súp… Bệnh nhân bị viêm họng hạt cần tránh sử dụng những món ăn chứa nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm cay nóng và có kết cấu khô cứng.

11. Chú ý các thói quen sinh hoạt khi bị viêm họng hạt

Bệnh viêm họng hạt xảy ra không chỉ khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, đau rát họng mà còn khiến cổ họng tổn thương và trở nên nhạy cảm hơn. chính vì thế, bên cạnh những biện pháp chữa bệnh nêu trên, người bệnh cần chú ý và áp dụng những thói quen sinh hoạt sau:

    Giữ ấm vùng cổ và cơ thể khi chuyển mùa hoặc mùa đông kéo dài.

12. Điều trị bệnh viêm họng hạt tại nhà bằng Thu*c không kê toa

Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi bệnh nhân áp dụng các biện pháp chăm sóc nêu trên, người bệnh có thể thêm một số loại Thu*c không kê toa vào quá trình điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một số loại Thu*c kê toa có thể được sử dụng trong quá trình điều trị viêm họng hạt gồm:

    Thu*c xịt chứa hoạt chất corticoid: Thu*c xịt chứa hoạt chất corticoid được sử dụng bằng cách xịt trực tiếp vào niêm mạc cổ họng. Từ đó giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm và đau rát cổ họng. Đối với những bệnh nhân có nguy cơ bội nhiễm cao, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng Thu*c xịt chứa corticoid kết hợp với Thu*c kháng sinh.
  • Dung dụng kiềm: Súc miệng với một số dung dịch kiềm như nước muối S*nh l* NaCl 0.9%, BBM… giúp cải thiện tình trạng đau rát cổ họng, ức chế nhiễm trùng, hỗ trợ loại bỏ virus,vi khuẩn và giảm ho khan.
  • Thu*c bôi họng: Để giảm viêm, đau rát và cải thiện một số triệu chứng khác của bệnh viêm họng hạt, người bệnh có thể sử dụng các loại Thu*c bôi họng. Điển hình như Glycerin borat 3%.
  • Một số loại Thu*c khác: Dựa vào các triệu chứng cụ thể, người bệnh có thể kiểm soát bệnh lý bằng một số loại Thu*c tương ứng. Cụ thể như Thu*c long đờm, Thu*c trị ho, Thu*c kháng histamin H1…

Những loại Thu*c chữa bệnh không kê đơn thường được sử dụng mà không cần sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, Thu*c có độ an toàn khá cao. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên kéo dài thời gian sử dụng Thu*c từ 3 – 7 ngày. Việc lạm dụng Thu*c có thể gây ra tình trạng phụ thuộc. Đồng thời kéo theo nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Bị viêm họng hạt – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt thường kéo dài dai dẳng, âm ỉ và dễ tái phát. tuy nhiên người bệnh thường gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị bệnh lý và kiểm soát triệu chứng. bên cạnh đó, nếu không có các biện pháp xử lý, bệnh có thể nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu.

Chính vì thế, đối với một số trường hợp, người bệnh nên đến bệnh viện, gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Đồng thời áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu.

Người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau:

    Hạt lympho tăng sinh nhanh chóng khiến thành sau họng hình thành từng đám phù nề, tạo ra cảm giác cộm và vướng víu tại cổ họng.

Cách cách chữa viêm họng hạt tại nhà có thể giúp bệnh nhân giảm bớt mức độ nặng nề của triệu chứng, đồng thời hạn chế sự tiến triển của bệnh. tuy nhiên bệnh pháp chữa bệnh này chỉ mang tác dụng hỗ trợ. chính vì thế người bệnh nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế. từ đó điều trị dứt điểm bệnh lý và phòng ngừa phát sinh các biến chứng nghiêm trọng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cach-chua-viem-hong-hat-tai-nha)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, cha mẹ chúng tôi ở Việt Nam, đều trên 75 tuổi. Tôi muốn thỉnh thoảng thử máu kiểm tra sức khỏe cho các cụ. Xin hỏi ở TPHCM có nơi nào nhận lấy máu tại nhà không? Chi phí cho 1 lần lấy máu là bao nhiêu? Trân trọng cảm ơn.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY