12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

10 dấu hiệu báo hiệu cơ thể thiếu sắt

Sắt là một trong những chất khoáng rất quan trọng đối với cơ thể con người. Chính vì thế, khi cơ thể thiếu sắt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Hãy kiểm tra xem bạn có những dấu hiệu cơ thể thiếu sắt dưới đây không

Chất sắt quan trọng như thế nào đối với sức khỏe?

Sắt là một trong những khoáng chất rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Chất sắt là một vi chất quan trọng tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin. Chất sắt có nhiều trong cơ thể, hiện diện trong mọi tế bào, nhiều nhất là trong tế bào máu và dự trữ ở gan dưới dạng feritin.

Sắt cũng góp phần cấu tạo nên một số loại protein và enzyme, giúp giải phóng năng lượng khi oxy hóa các chất dinh dưỡng và ATP.

Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của sản phụ sẽ tăng 50% so với bình thường do đó cung cấp chất sắt cho phụ nữ mang thai sẽ là nguồn bổ sung nguyên liệu tạo máu như sắt cũng tăng lên tương ứng.

Chất sắt rất quan trọng đối với sức khỏe vừa giúp duy trì hệ miễn dịch, vừa bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, bổ sung chất sắt cho phụ nữ mang thai sẽ hỗ trợ cho việc hình thành các loại enzyme quan trọng cho cơ thể, duy trì hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn.

Chất sắt quan trọng với cơ thể là thế, cho nên thiếu sắt không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu mà còn gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe con người.Vậy đâu là những dấu hiệu cơ thể thiếu sắt?

10 dấu hiệu tố cáo cơ thể bạn đang thiếu sắt

1. Mệt mỏi bất thường:

Sắt có vai trò quan trọng trong cơ thể con người, nó tham gia vào việc tạo hemoglobin – chất có mặt trong hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Chính vì thế, khi cơ thể thiếu sắt sẽ gây nên những cơn mệt mỏi bất thường.

Mệt mỏi được coi là rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày vì vậy đôi khi nó có thể khó phân biệt giữa mệt mỏi bình thường với các triệu chứng thiếu sắt.

2. Da nhợt nhạt:

Hemoglobin là sắc tố đỏ trong các tế bào máu mang lại làn da khỏe mạnh. Do thiếu sắt, cơ thể con người không thể sản xuất đủ hemoglobin khiến da nhợt nhạt. Bên cạnh những vấn đề về màu da của bạn, thiếu sắt có thể làm môi, nướu răng, móng tay và bên trong mí mắt dưới có màu đỏ ít hơn bình thường.

3. Khó thở, đau ngực:

Khó thở hoặc đau ngực khi hoạt động thể chất là một triệu chứng của thiếu sắt bạn nên lưu ý. Hàm lượng hemoglobin trong tế bào máu thấp dẫn đến lượng oxy đi nuôi cơ thể giảm . Khi đó, cơ thể chúng ta cố gắng để bù đắp và tạo ra oxy cho các cơ quan trong cơ thể và diều này dẫn đến khó thở.

4. Chóng mặt và nhức đầu:

Việc thiếu hụt sắt, cơ thể sẽ phản hồi sớm nhất tại não bộ, bởi não là cơ quan tiêu thụ đến 20% lượng ôxy trong máu, cao hơn bất kỳ cơ quan bộ phận nào khác. Thiếu sắt, cơ thể không đủ ôxy gây đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng…

Ngoài ra, những người bị thiếu sắt có thể bị chóng mặt. Chóng mặt bắt nguồn từ sự thiếu ôxy đến não hoặc có thể xuất phát từ huyết áp thấp do sự ôxy hóa kém của tim và mạch máu.

5. Tim đập nhanh:

Nhịp tim tăng, còn được gọi là tim đập nhanh, có thể là một triệu chứng khác của thiếu sắt. Lúc này do nồng độ hemoglobin thấp khiến tim phải làm việc chăm chỉ hơn, đập nhanh hơn để mang oxy đến phần còn lại của cơ thể. Trong trường hợp xấu, nếu tình trạng này kéo dàicó thể dẫn đến suy tim.

Thiếu máu có thể dẫn đến nhịp tim đập nhanh bất thường. Trong trường hợp xấu, điều này có thể dẫn đến suy tim.

6. Tổn thương tóc và da:

Điều này là do cơ thể chúng ta ưu tiên phân phối oxy đến các cơ quan và mô. Khi da và tóc thiếu sắt, chúng trở nên khô và dễ gãy hơn. Ngài ra, thiếu protein gọi là ferritin cũng gây ra những vấn đề này bởi vì nó cần thiết cho quá trình lưu trữ và giải phóng sắt cho tất cả các bộ phận của cơ. Thiếu sắt làm tăng tỷ lệ rụng tóc, đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh.

Bạn thường xuyên bị rụng tóc, số lượng ngày một tăng lên, điều đó chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu sắt trầm trọng.

7. Sưng, viêm lưỡi và miệng:

Nếu lưỡi xuất hiện dấu hiệu sưng, viêm, hoặc đổi màu là một dấu hiệu cơ thể thiếu sắt. Trong cơ thể của chúng ta, chúng ta có một protein gọi là myoglobin, đây là một protein gắn kết với sắt và ôxy được tìm thấy trong mô cơ của lưỡi. Nồng độ myoglobin thấp có thể làm cho lưỡi bị đau và sưng. Thiếu sắt cũng có thể dẫn đến khô miệng và đau đỏ ở khóe miệng.

8. Móng tay và chân dễ gãy:

Móng tay dễ gãy là một triệu chứng ít phổ biến của tình trạng thiếu sắt xuất hiện ở giai đoạn muộn của thiếu máu. Tình trạng này được gọi là koilonychia. Koilonychia là một bệnh móng tay mà móng trở nên mỏng bất thường hoặc thậm chí lõm.

Thiếu máu kéo dài sẽ khiến móng tay của bạn trở nên mỏng bất thường và dễ gãy.

9. Chân bồn chồn:

Nồng độ sắt trong máu có thể dẫn đến giảm dopamine, một chất hóa học trong não, rất quan trọng cho sự vận động và có thể gây ra hội chứng chân bồn chồn. Dopamine hoạt động như một sứ giả giữa não và hệ thần kinh giúp não điều chỉnh và điều phối chuyển động.

Nếu các tế bào thần kinh bị tổn thương, lượng dopamin trong não bị giảm, gây co thắt cơ. Mức Dopamine tự nhiên thường thấp vào cuối ngày, do đó hội chứng bồn chồn chân thường tồi tệ hơn vào buổi tối và ban đêm.

Mức Dopamine tự nhiên thường thấp vào cuối ngày, do đó hội chứng bồn chồn chân thường tồi tệ hơn vào buổi tối và ban đêm.

10. Đau bụng và có lẫn máu trong nước tiểu:

Tán huyết nội mạch một tình trạng do thiếu sắt, là nơi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ và giải phóng ra ngoài thông qua nước tiểu. Điều này đôi khi xảy ra ở những người tập thể dục cường độ cao, đặc biệt là chạy bộ, và nó có thể gây chấn thương các mạch máu nhỏ ở bàn chân.

Gợi ý một số thực phẩm chứa nhiều sắt

Các loại rau có lá xanh sậm là nguồn bổ sung chất sắt hiệu quả.

Nguồn sắt từ thức ăn động vật như thịt nạc, gan có hàm lượng khá cao và dễ hấp thu, do đó rất cần thiết đối với trẻ nhỏ. Chất sắt trong thực vật thường có hàm lượng thấp hơn và khả năng hấp thu cũng kém hơn chất sắt có nguồn gốc động vật. Vì vậy, trong khẩu phần ăn hàng ngày nên có đạm động vật và chế biến đúng cách.

Các thức ăn giàu sắt bao gồm thức ăn động vật như gan heo, gan gà, gan bò, các loại thịt màu đỏ (thịt bò, heo…), các loại rau có lá xanh sậm (dền, mồng tơi, rau muống…), các loại sữa bột, bột ăn dặm và ngũ cốc có bổ sung sắt.

Bạn đã bao giờ nhận thấy dấu hiệu cơ thể thiếu sắt? Nếu bạn nhận thấy mức độ sắt trong cơ thể mình đang thiếu hụt, điều tốt nhất là nên đến gặp ngay bác sĩ, để họ có thể kiểm tra nồng độ sắt và có những tư vấn phù hợp cho bạn. Luôn luôn hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu hoặc ngừng việc bổ sung sắt từ thực phẩm và các loại thuốc.

Thiện Thanh

Theo Tạp chí Sức Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/10-dau-hieu-bao-hieu-co-the-thieu-sat-25640/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY