Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

10 điều bí mật đằng sau cánh cửa phòng sinh không phải ai cũng nói cho các mẹ bầu biết

Phòng sinh vốn là nơi lạ lẫm với rất nhiều người, nhất là những mẹ bầu lần đầu đi đẻ, và những gì diễn ra trong đó luôn luôn là một bí ẩn.

Sinh nở là một trải nghiệm đầy đau đớn và khó khăn, nhưng cũng rất tuyệt vời. Và đối với những ai lần đầu làm mẹ, hẳn hành trình vượt cạn luôn là điều mà "Xin chào, tên tôi là Krista Torres. Vì tôi đã sinh con rồi nên tôi muốn chia sẻ với độc giả về sự trải nghiệm của cá nhân tôi. Tôi xin nói trước rằng tôi sinh con bằng phương pháp sinh thường trong bệnh viện. Tôi chuyển dạ trong vòng 9 giờ đồng hồ, được gây tê màng cứng sau 6 giờ chịu đau đớn và suýt chút nữa là tôi có một ca sinh mổ khẩn cấp khi nhịp tim em bé đột nhiên hạ thấp.

Xin nói thêm, tôi 1. Bạn có ị trong khi rặn em bé hay không?

Có chứ. Tôi cũng giống như nhiều người phụ nữ khác, cũng đẩy phân ra trong khi rặn. Nhưng bạn đừng lo, các bác sĩ sẽ giúp bạn làm vệ sinh sạch sẽ, họ chăm sóc bạn như chăm một em bé vậy.

2. Cảm giác các cơn co thắt như thế nào?

Tôi giống như một con thú giãy ch*t mỗi khi có cơn co thắt. Đau kinh khủng. Bạn hãy tưởng tượng như có ai đó đang vặn và siết chặt vùng hông, hay thắt lưng dưới của bạn xung quanh một lưỡi dao cạo. Tôi nhớ là các y tá cứ hỏi đi hỏi lại một số thông tin, nhưng tôi đã đau đến mức không thể trả lời họ.

3. Cảm giác thế nào khi một nhóm người nhìn chằm chằm vào V*ng k*n?

Xấu hổ. Nhưng tôi phải tự nhắc nhở mình rằng họ là những chuyên gia và họ nhìn thấy hàng ngàn V*ng k*n mỗi ngày. Thậm chí, trong lúc gay cấn nhất, còn có 4 sinh viên y khoa thực tập đến xem tôi sinh con như thế nào. Tôi không thể quên được biểu cảm trên bốn khuôn mặt đó, nhưng tôi đã cố gắng tập trung làm tốt việc của mình.

4. Gây tê màng cứng có đau không?

Đau do gây tê màng cứng chẳng nhằm nhò gì so với những cơn chuyển dạ. Thế nên, thật sự tôi không cảm nhận được sự đau đớn khi kim tiêm dài đâm vào cột sống của mình. Và khi Thu*c tê được truyền vào, mọi chuyện được thay đổi. Dù bị tê cứng ở phần thân dưới, nhưng bạn không còn phải chịu đau đớn từ những cơn co thắt nữa.

5. Rạch tầng sinh môn hẳn là đau lắm phải không?

Phẫu thuật rạch tầng sinh môn là nơi bác sĩ thực hiện một vết cắt từ cửa *m đ*o hướng xuống hậu môn để hỗ trợ cho quá trình sinh nở được dễ dàng. Song, hiện nay đây không còn là một thủ thuật được khuyến khích sử dụng nên tôi không bị cắt. Tuy nhiên, tôi lại bị rách và các bác sĩ phải khâu vết rách lại. May mắn là Thu*c gây tê màng cứng vẫn còn tác dụng nên tôi 6. Bạn nghĩ gì về trầm cảm sau sinh?

Trầm cảm sau sinh là một vấn đề đáng để mọi người quan tâm. May mắn là nhiều người đã nhận thức được chuyện này nên đã giúp đỡ các bà mẹ mới sinh bớt cô đơn hơn. Trên thực tế, chỉ riêng ở Mỹ, đã có 70% đến 80% người mẹ rơi vào trạng thái buồn chán sau khi sinh con, và nhiều người trong số họ bị trầm cảm sau sinh.

Tôi cũng đã rơi vào tình trạng đó, vì tôi lo lắng quá nhiều và thường trực cảm giác tuyệt vọng. Cuối cùng, tôi phải dùng Thu*c chống trầm cảm. Tôi xấu hổ đến nỗi không dám nói cho ai biết điều này. Nhưng rồi, sau khi suy nghĩ kỹ, tôi quyết định chia sẻ vì tôi biết ở ngoài kia còn rất nhiều bà mẹ khác cũng đang rơi vào tình trạng trầm cảm giống tôi. Bạn nên biết rằng làm mẹ là một công việc khó khăn, nhưng bên cạnh bạn luôn có chồng và những người thân yêu giúp đỡ bạn, nên hãy tự cân bằng và tìm niềm vui cho cuộc sống của mình.

7. Bụng của bạn trông như thế nào sau khi sinh con?

Ồ, nó trông xấu xí như một đống bèo nhèo của da thừa. Và dù đã sinh con, bụng tôi vẫn to như hồi còn mang bầu 4 - 5 tháng vậy.

8. Tôi muốn biết làm thế nào mà em bé có thể ra ngoài bằng đường *m đ*o được?

Đó là một bí ẩn kỳ lạ đối với tôi. Các bác sĩ chỉ nói là đợi cho đến khi tử cung mở đến 10cm thì sẽ bắt đầu sinh con. Nhưng cụ thể như thế nào thì tôi không biết.

9. Có khi nào bạn nghĩ quẩn trong lúc sinh con hay không?

Tôi chưa bao giờ nghĩ mẹ con tôi sẽ không an toàn. Các bác sĩ và y tá liên tục theo dõi cho mẹ và em bé. Mặc dù có những lúc tôi không chắc chắn với những gì đang diễn ra, nhưng tôi tin các nhân viên y tế sẽ làm hết sức mình để đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ nhất.

10. Bạn đã chuẩn bị những gì trong giỏ đồ đi sinh?

Tôi đã mang theo một vài bộ đồ có kích cỡ khác nhau cho em bé vì tôi không biết chính xác con trai mình sẽ lớn đến mức nào. Tôi cũng mang rất nhiều bỉm, khăn lau, sữa tắm cho em bé, và chăn gối riêng của tôi. Thật ra, ở bệnh viện có đầy đủ tất cả mọi thứ, nên bạn chỉ cần mang theo những thứ mà bạn muốn thôi".

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/10-dieu-bi-mat-dang-sau-canh-cua-phong-sinh-khong-phai-ai-cung-noi-cho-cac-me-bau-biet-20200219174726936.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung