Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

10 mẹo chữa đau răng cấp tốc tại nhà, giảm đau răng thần kỳ

Có rất nhiều cách chữa đau răng cấp tốc ngay tại nhà, mà bạn chưa biết. Chỉ cần áp dụng các mẹo giảm đau răng, là bạn sẽ yên tâm tận hưởng món ăn ngon.

Tình trạng đau răng khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Nếu chưa kịp đến nha sĩ, hãy thử dùng một số nguyên liệu trong nhà bếp, để chữa đau răng cấp tốc.

Dưới đây là một số mẹo vặt, Mạng Y Tế xin chia sẻ, giúp bạn giảm đau răng:

1. Nước đá.

Không mấy ai để ý đến biện pháp chữa đau răng này, khi bị đau nhức răng. Bạn hãy lấy khăn sạch, dùng nước đá bỏ vào trong chiếc khăn đó. Bạn bọc đá lại, hơi đá bắt đầu tỏa ra, và bạn bắt đầu xoa vào chỗ đau. Chỉ một chút thôi, là bạn sẽ cảm thấy, khu vực răng đang bị đau có phần hơi tê, vì cảm giác lạnh. Sau đó, cảm giác đau nhức dần dần giảm. Tuy nhiên, sau đó bạn vẫn nên đi khám bác sĩ.

2. Chườm nóng.

Dùng băng gạc ấm và nóng, để giảm cơn đau. Đầu tiên chườm khăn bọc đá lên trên má, chỗ vùng răng bị đau, trong khoảng một phút. Sau đó, thay bằng chai nước ấm lên đúng vị trí đó. Lặp đi lặp lại một vài lần như vậy, cơn đau của bạn sẽ giảm đáng kể.

3. Chanh.

Nước chanh được chứng minh là rất hiệu quả, trong chữa đau răng cấp tốc. Nó sẽ massage cho răng và nướu. Ngoài ra, nước hành tây cũng có tác dụng như nước chanh, vì vậy, nếu bạn chịu được mùi của hành tây, thì có thể dùng nước hành tây thay nước chanh, cũng rất tốt.

4. Muối.

Muối là gia vị rất hữu dụng trong trường hợp này. Bạn hãy cho nước ấm vào một cái ly, và thêm vào đó 2 thìa muối, và khuấy đều lên. Lúc này, nước muối có vị mặn nhất định, và do muối có khả năng sát khuẩn, nên khi bạn sử dụng nước muối, để ngậm và xúc miệng, thì các triệu chứng đau và nhức răng sẽ giảm đi. Bạn nên ngậm và xúc nước muối khoảng 30 giây, sau đó thì nhổ đi, và lặp lại liên tục như vậy.

5. Gừng.

Gừng có khả năng sát khuẩn, cũng làm giảm đi những triệu chứng viêm nhiễm, chữa trị cho các vết thương nhỏ, hoặc những vết đang sưng tấy. Vì vậy, gừng cũng có tác dụng, khi chúng ta đang bị sâu răng. Đầu tiên, bạn thái gừng thành những lá mỏng, sau đó cho lát gừng vào vị trí răng, mà chúng ta đang bị đau, cắn thật chặt lại, cho nước chảy và ngấm vào chỗ bị đau, sẽ giúp cho chúng ta giảm đau nhức và giảm sưng. Tuy nhiên, bí quyết chữa đau răng với gừng, chỉ có tác dụng tạm thời trong vài tiếng thôi nhé.

6. Tỏi.

Tỏi cũng có khả năng sát khuẩn, đó là lý do vì sao Mạng Y Tế khuyên bạn, nên dùng ngay cách trị mụn trứng cá bằng tỏi. Bóc vỏ tỏi tươi, rồi đập dập và cho thêm vào ít muối, và trộn đều. Sau khi trộn đều phần muối ngấm vào tép tỏi, và bạn dùng tép tỏi ngậm vào vị trí mà răng đang đau, cũng sẽ làm giảm đi cảm giác khó chịu. Với tỏi trộn đều với muối, bạn có thể dùng thêm ít nước dầm, cho nước ở tép tỏi tiết ra nhiều hơn. Dùng bông gạc thấm nước tỏi, muối, và chấm vào những chỗ răng đau, bạn có thể làm liên tục như vậy. Hoặc bạn có thể dùng những tép tỏi, vào giữa những chỗ răng đang bị đau, và cắn thật chặt lại, để cho nước ép tỏi tứa ra, và thấm đều vào những chỗ răng đau, giảm được tình trạng viêm sưng.

7. Hành tây.

Nếu bạn nào chịu đựng được mùi vị của hành tây, thì có thể ép lấy phần nước, ngậm vào chỗ đau, hoặc thái lát mỏng, và ngậm vào trong chỗ đau.

Những phương pháp đơn giản trên, bạn có thể tạm thời giảm được các cơn đau răng. Tuy nhiên, nếu có thời gian, tốt nhất bạn cần đến bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt, để được thăm khám và phát hiện được nguyên nhân gì, khiến cho răng của bạn bị đau, nhức và có cách chữa trị hiệu quả.

8. Hạt tiêu và húng quế.

Hạt tiêu đen và húng quế, đều là những gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi người, và không khó để tìm thấy ở bất cứ khu chợ nào. Hạt tiêu đen có tác dụng chống sưng viêm, còn húng quế hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn. Khi bị đau răng, chỉ cần ngắt vài lá húng quế, rửa sạch, rồi nghiền nát cùng với một vài hạt tiêu đen. Sau khi đã nghiền thành hỗn hợp sệt, thì đắp lên khu vực răng bị đau, để giảm nhanh chóng cơn đau răng. Đây có thể coi 1 công thức chữa đau răng cấp tốc, tạm thời đó nhé.

9. Nước trà xanh.

Theo Bệnh viện răng hàm mặt Trung ương, trà xanh có tính chất kháng khuẩn cao, và có khả năng ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của sâu răng. Súc miệng với trà xanh, có thể giúp làm lành chứng viêm nướu. Cách đơn giản nhất là nấu nước trà xanh, để súc miệng nhiều lần trong ngày, bởi trà xanh có khả năng chống ô-xy hóa, chống viêm và sát trùng tốt. Chính khả năng này, đã giúp cách làm trắng da bằng trà xanh hoàn thiện hơn rất nhiều.

10. Lá trầu không, lá ổi.

Dùng 2 đến 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng với vài hạt muối, rồi hòa với 1 chén rượu trắng. Để 10 phút cho lắng, rồi gạn lấy phần nước trong. Dùng nước này súc miệng 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút, để làm dịu cơn đau, nhưng lưu ý tuyệt đối không được uống. Bên cạnh đó, nhai lá cây ổi đã rửa sạch, cũng giúp giảm triệu chứng đau răng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe đẹp (http://www.khoedep.vn/bo-tui-meo-chua-dau-rang-cap-toc-tai-nha/)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY