Biếng ăn là tình trạng rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi. trẻ biếng ăn lâu ngày có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường như trẻ còi xương, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch,... chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải nắm bắt rõ biểu hiện và nguyên nhân trẻ biếng ăn để tìm cách khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt.
biết chính xác nguyên nhân trẻ biếng ăn, bố mẹ sẽ có cách giúp trẻ ăn tốt hơn, ngon miệng hơn. (ảnh minh họa)
Nếu trẻ vẫn khỏe mạnh, chơi bình thường nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần thì rất có thể đây chỉ là biếng ăn S*nh l*, xảy ra theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. khoảng thời gian trẻ biếng ăn S*nh l* thường trùng với các thời điểm bé biết lẫy, bò, ngồi, đứng hoặc tập đi,... sau khoảng thời gian này trẻ sẽ ăn uống lại bình thường, nhưng mẹ không nên chủ quan, cần phải quan sát kỹ nếu không sẽ hình thành thói quen lười ăn cho trẻ sau này.
Khi trẻ bị bệnh, nhất là các bệnh về loạn khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho, sổ mũi, viêm phế quản, viêm phổi,... trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, hay quấy khóc và chán ăn hơn bình thường. vì vậy, đây là một trong những nguyên nhân trẻ sơ sinh biếng ăn.
- Cho trẻ ăn những món trẻ yêu thích để kích thích trẻ ăn nhiều hơn. Đồng thời, mẹ cũng nên chế biến các món ăn ở dạng lỏng và mềm hơn để giúp trẻ dễ tiêu hóa.
Ham chơi là một trong những nguyên nhân trẻ biếng ăn. trong trường hợp này, nhiều người thường dụ con ăn bằng cách cho con xem điện thoại, tivi, vừa ăn vừa chơi hoặc bế rong khắp xóm,... tuy nhiên, cách này không những gây ra thói quen xấu cho trẻ, khiến bữa ăn kéo dài, thức ăn nguội lạnh làm trẻ càng chán ăn hơn mà còn gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.
Tuyệt đối không cho trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại vì thói quen này sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ. (Ảnh minh họa)
Cho trẻ ăn bất kể lúc nào trẻ thích, ăn không đúng bữa sẽ khiến bé không ăn được nhiều, không có cảm giác ngon miệng và không muốn ăn bữa chính. thói quen này không chỉ khiến trẻ biếng ăn hơn mà còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Khi thấy trẻ ăn ít đi trong bữa chính, nhiều mẹ thường cho trẻ ăn vặt để bù lại lượng dinh dưỡng chưa cung cấp đủ trong bữa ăn trước đó. Tuy nhiên, ăn đồ ăn vặt hoặc ăn nhiều bữa thì đến bữa chính trẻ sẽ ăn ít hơn, thậm chí là không ăn nữa. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ biếng ăn, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
- Đồ ăn vặt của trẻ nên hạn chế đồ ăn có nhiều chất phụ gia, đồ dầu mỡ, chiên rán,... để không gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ.
Thực đơn nhàm chán, kéo dài là một trong những nguyên nhân trẻ biếng ăn. bởi khi trẻ phải ăn liên tục một món trong nhiều ngày hoặc mẹ chế biến các món ăn đơn điệu, thị giác và vị giác của trẻ sẽ không được kích thích, khiến trẻ có cảm giác nhàm chán, biếng ăn.
- Cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi cách chế biến món ăn để kích thích thị giác và vị giác của trẻ.
Khi thấy con ăn ít, nhiều bậc phụ huynh thường ép con ăn vì sợ con đói. Thế nhưng, cách này vô tình khiến trẻ bị căng thẳng, lo lắng, sợ hãi khi nhìn thấy đồ ăn và trẻ càng lười ăn hơn.
- Khuyến khích con tự ăn. Trẻ từ 7-9 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ ăn bốc để tăng tăng vận động của bàn tay. Trẻ trên 1 tuổi có thể cho trẻ cầm thìa để tự khám phá bữa ăn.
- Mỗi bữa ăn của ăn của con không nên kéo dài quá 30 phút. Nếu trẻ không ăn cũng nên kết thúc, không ép trẻ và cố thử lại vào bữa ăn tiếp theo.
- Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn bằng cách cho trẻ ăn cùng với gia đình hoặc khuyến khích, khen ngợi trẻ.
Cho trẻ ăn những gì trẻ thích sẽ giúp trẻ ăn nhiều hơn, nhưng thói quen này kéo dài sẽ khiến trẻ kén ăn, không hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng. Lâu dần, mẹ sẽ rất khó để tập cho trẻ ăn món mới.
Không ít bố mẹ thường cho trẻ ăn trước bữa ăn của gia đình, nhưng điều này vô tình khiến trẻ không học được thói quen ăn uống của người lớn, không cảm nhận được không khí vui vẻ, ấm cúng của bữa cơm gia đình và có thể khiến trẻ chán ăn hơn.
Biếng ăn bẩm sinh có nghĩa là từ khi sinh ra trẻ đã biếng ăn, chỉ thích ngủ hoặc chơi mà không bao giờ đòi bú, đòi ăn. Và theo thống kê, có khoảng 5% trẻ mắc phải tình trạng này.
Có nhiều nguyên nhân trẻ biếng ăn nên khi trẻ rơi vào tình trạng này, bố mẹ nên bình tĩnh tìm ra lý do và cần đặc biệt chú ý đến yếu tố tâm lý của trẻ. nếu áp dụng tất cả các cách vẫn không có kết quả, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ để thăm khám.
Chủ đề liên quan:
ăn dặm biếng ăn cách khắc phục cách khắc phục trẻ biếng ăn cho con bu dinh duong cho be khắc phục nguyên nhân nguyên nhân trẻ biếng ăn nuoi con thuc pham cho con trẻ biếng ăn