Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

1001 điều cha mẹ cần biết về chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu

Mùa thu không chỉ là thời điểm nhạy cảm đối với người cao tuổi hay phụ nữ mang thai. Trẻ sơ sinh với các cơ quan hô hấp, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện cũng là nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh phổ biến khi vào mùa. Dưới đây là 1001 điều cha mẹ cần biết về việc chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa thu.

Để vào mùa thu được toàn diện thì cha mẹ ngoài việc chú ý tới việc chú trẻ bú đều đặn thì cũng cần cẩn thận trong việc giữ ấm tay chân hay bụng của bé,...

Dưới đây là lời khuyên giúp cha mẹ có thể thành viên nhỏ của gia đình mình mạnh khoẻ khi thu đã vào mùa như hiện tại.

Chưa kể đến thời tiết khô hanh khi vào mùa cũng khiến dễ mắc các bệnh về hô hấp hơn.

1. Giữ ấm cho trẻ là điều vô cùng quan trọng!

Thời tiết mùa thu thường se lạnh, nhất là vào sáng sớm và chiều tối. bị nhiễm lạnh có thể gây ra các bệnh cho bé nhưviêm phế quản, viêm họng,...do vậy mà cha mẹ khi vào mùa thu cần phải chú ý tới việc giữ ấm cho bé, từ tay chân cho tới bụng; cần lựa chọn quần áo làm sao cho phù hợp nhất - không quá ít như mùa hè hay quá nhiều như mùa đông.

Cụ thể như sau:

- Giữ ấm bụng:

Các chuyên gia cho biết, giữ ấm bụng của trẻ cũng giống như việc bạn đang bảo vệ dạ dày cho bé. Khi khí lạnh đi vào có thể xâm nhập qua rốn và gây tổn hại cho chức năng của dạ dày khiến hệ tiêu hoá vốn đã non nớt của bé bị tấn công. Lâu dần ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ và chức năng các cơ quan liên quan khác.

Do vậy mà để vào mùa thu đúng cách, cha mẹ đừng bao giờ quên giữ ấm bụng cho bé. vào buổi tối khi đi ngủ có thể đeo thêm 1 chiếc yếm cho bé chẳng hạn.

- Giữ ấm tay chân, chọn quần áo phù hợp

Giữ ấm tay chân không có nghĩa là cha mẹ mặc cho trẻ thật nhiều quần áo, đeo tất chân dày, găng tay lớn. khi bước thu, cha mẹ nên mặc cho trẻ nhiều hơn người lớn từ 1 - 2 lớp áo, nhất là vào sáng sớm và buổi tối.

Quần áo nên lựa chọn các chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, không gây bí rích, không thoát mồ hôi được mà gây thêm các bệnh về da khác.

- Giữ nhiệt độ phòng thích hợp

Nhiệt độ phòng vào sẽ có chút khác biệt so với mùa hè. khi thời tiết đã mát mẻ trở lại thì việc để điều hoà quá thấp có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp của bé, gây ngạt mũi, nặng hơn thì có thể gây ra chứng xơ cứng bì.

Các chuyên gia đều khuyên rằng, vào mùa thu, nhiệt độ phòng cho bé khi vào mùa thu nên là 25 độ c. không nên để nhiệt độ phòng quá cao cũng có thể khiến thân nhiệt của trẻ bị tăng theo, gây sốt.

Tuy nhiên, nếu như ngoài trời lạnh nhiều thì các mẹ vẫn có thể tăng nhiệt độ phòng lên. Quan sát biểu hiện của bé để điều chỉnh phù hợp.

2. Vệ sinh cá nhân cần chú ý giữ sạch hậu môn và làm sạch da

- Làm sạch hậu môn

Sau mỗi lần trẻ đi đại tiện thì các mẹ cần chú ý thay tã và dùng NƯỚC ẤM để làm sạch hậu môn cho bé.

Ngoài ra, những vật dụng xung quanh cũng cần khử trùng thường xuyên.Các đồ trẻ sử dụng như: bình sữa, núm ngậm, nên rửa sạch và tiến hành khử trùng ngay để tránh lây nhiễm chéo.

Hướng dẫn vệ sinh đồ chơi cho trẻ đúng cách

- Làm sạch da

So với mùa hè thì vào cơ thể bé cũng ít đổ mồ hôi hơn, nhưng cha mẹ không nên vì vậy mà không chú trọng đến việc làm sạch da cho bé. thường thì mẹ nên rửa mặt cho bé từ 1 - 2 lần/ngày.

Chú ý, khi dùng nước nên có nhiệt độ gần với nhiệt độ cơ thể bé và dùng nước sạch.

3. Phòng tránh hăm tã ở trẻ sơ sinh vào mùa thu

Hăm tã là một vấn đề có thể xảy ra quanh năm với trẻ sơ sinh. Khi da trẻ bị ẩm ướt, không được vệ sinh sạch sẽ có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Hoặc khi bị dơ do nước tiểu hay phân của bé cũng gây ra hăm tã.

Khi bị hăm tã, vùng da của bé sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu đỏ, rát và ngứa ở mông, đùi trên hay bụng dưới,.. Nhìn chung là những khu vực có quấn tã. Nặng hơn có thể gây ra các tổn thương cơ quan Sinh d*c, gây viêm hạch bẹn hay viêm đường tiết niệu cấp tính ở trẻ nam.

Do vậy, để phòng tránh hăm tã nói riêng và vào mùa thu nói chung thì cha mẹ cần thay tã lót thường xuyên cho bé. đừng quên lau khô vùng bẹn và mông khi thay tã hoặc khi trẻ đi tiểu tiện hoặc đại tiện.

Ngoài ra, khi thấy các dấu hiệu mụn đỏ ở trẻ nên bình tĩnh kiểm tra xem nguyên nhân là gì, đừng vội vàng bôi phấn rôm lên vì có thể gây ra nhiễm trùng da cho bé.

4. Chế độ dinh dưỡng linh hoạt

Đối với trẻ còn đang bú mẹ thì cần đảm bảo cho bé bú đủ trong ít nhất là 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ nóng ấm cũng giúp trẻ khoẻ mạnh và cảm thấy ấm áp hơn.

Mẹ đã biết cách cho trẻ bú đúng tư thếchưa? Xem ngay!

Nếu như bị sốt thì có thể xem xét tới việc giảm số lần cho trẻ bú hoặc rút ngắn thời gian theo chỉ định của bác sĩ.

Không chỉ giúp trẻ giữ ấm hơn mà sữa mẹ còn có đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng của bé, giúp bảo vệ cơ thể non nớt của trẻ trước sự xâm nhập của các vi sinh vật phát triển nhanh thu.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/1001-dieu-cha-me-can-biet-ve-cham-soc-tre-so-sinh-vao-mua-thu/20201010051856498)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY