Thể hình hôm nay

14 cách khắc phục căng cơ, rách cơ người tập gym cần phải biết rõ

Bạn tự hỏi làm sao khắc phục căng cơ, rách cơ hiệu quả nhất nếu bị trong khi tập? Hãy cũng xem 14 cách điều trị tại nhà và tại bệnh viện ngay nhé.
Lần trước chúng ta đã biết rõ căng cơ, rách cơ là gì và vì sao bạn cần phải biết cách sơ cứu để hạn chế các tổn hại đang tiếc sau này. Chấn thương là điều không thể thiếu khi tập gym, thể hình; tuy nhiên nếu bạn biết cách sơ cứu sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Hãy cùng các chuyên gia thể hình online tìm hiểu ngay các cách khắc phục căng cơ, rách cơ như thế nào cho hiệu quả nhất nhé.

Hướng dẫn chi tiết cách khắc phục căng cơ, rách cơ hiệu quả nhất

I. Phương pháp điều trị các chấn thương nhẹ

1. Nghỉ ngơi

Với các trường hợp nhẹ, không nhất thiết phải đi tới bệnh viện, bạn có thể tự mình xử lý bằng 4 bước dưới đây và đầu tiên chính là nghỉ ngơi (ngưng tập luyện).

Đừng cố đi tập trong khi vùng cơ bị rách, căng vẫn còn đau nhức. Hãy cứ tiếp tục nghỉ ngơi cho tới khi nào hết; nếu bạn thấy quá lâu mà chưa đỡ thì nhanh chóng đi tới bác sĩ chuyên môn nhé.

Trong thời gian này, bạn có thể đi bộ chậm, vận động cánh tay. Nếu trường hợp, làm những điều này khiến bạn cảm thấy quá đau thì bệnh viện là nơi cần đến ngay và liền.

2. Chườm đá vào vùng tổn thương

Tuyệt đối KHÔNG được chườm đá trực tiếp lên vùng tổn thương mà phải lót 1 miếng khăn mông hay bọc ni lông đá lại nhé. Chỉ nên chườm đá khoảng 20 phút/2 tiếng trong 2 ngày đầu tiên. Phương pháp chườm đá giảm đau nhức, giảm chảy máu trong, giảm sưng khi chữa căng cơ, rách cơ.

3. Cố định vị trí bị đau nhức

    Dùng băng gạc y tế quấn chỗ đau nhức lại trong 48-72 tiếng đầu tiên, quấn đủ chắc nhưng KHÔNG QUÁ CHẶT nhé.

4. Đặt vết thương lên vị trí cao hơn

Ví dụ nếu đau gối thì khi ngủ hãy đặt 1 cái gối ở dưới vùng tổn thương sao cho cao hơn tim để giúp giảm sưng. Đảm bảo làm sao bạn có thể nằm thoải mái là được.

    Nếu không thể nâng chỗ bị thương cao hơn tim, ít nhất cũng song song với sàn.

5. Hạn chế những 'điều gây hại"

Ít nhất trong 72 tiếng đầu tiên kể từ lúc bị tổn thương, hãy tránh xa một số điều dưới đây có thể gây hại cho vết thương của bạn:

    Chườm nóng: Không chườm nóng lên vết thương

II. Phương pháp uống Thu*c giảm đau

1. Dùng Thu*c Acetaminophen trong 2 ngày đầu

Thu*c này sẽ giúp giảm đi tình trạng chảy máu bên trong; sau 2 ngày đầu, bạn chuyển sang dùng NSAID như ibuprofen hay naproxen.

    Thu*c NSAID giúp giảm đau nhức và được bác sĩ khuyên dùng ngay sau chấn thương 48 tiếng.

2. Hỏi ý kiến bác sĩ về các loại kem giảm đau

Bạn có thể hỏi kiến bác sĩ về các loại kem NSAID cũng rất tốt để thoa bên ngoài giúp giảm viêm sưng nhé.

Lưu ý, bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ, chỉ bôi trên vùng tổn thương mà thôi và nhớ phải rửa sạch thật sạch ngay sau khi thoa kem.

3. Yêu cầu thêm Thu*c giảm đau nếu quá nhức

Nếu trường hợp bạn bị đau nhức quá nhiều, hãy nhờ bác sĩ kê thêm Thu*c giảm đau như Codeine nhé.

Cẩn trọng! Thu*c này có thể gây nghiện; vì vậy, phải có sự hướng dẫn của bác sĩ nhé.

III. Đi tới bệnh viện khẩn cấp

Ở trên chỉ mới là các cách tự điều trị căng cơ, rách cơ NHẸ mà thôi, nhưng các tổn thương nặng bạn cần phải có sự trợ giúp của bác sĩ có chuyên môn.

1. Chụp X-quang, MRI

Các bác sĩ lúc này sẽ yêu cầu bạn chụp X-quang, MRI để xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng tổn thương ra sao. Tùy vào tình trạng của bạn, có thể sẽ nẹp hay không.

2. Tiến hành tập vật lý trị liệu

Đối với trường hợp rách cơ nặng quá thì đây là điều rất cần thiết, giúp nhanh lành hơn. Lưu ý, chỉ có các chuyên gia mới hướng dẫn cho bạn cách thực hiện các bài tập chuyên để phục hồi.

3. Tham khảo bác sĩ về các triệu chứng khác

Ngoài những việc bạn đã biết ở trên, nhiều khi tình trạng rách cơ nghiêm trọng hơn, chắc chắn bạn sẽ cần phải hỏi ngay bác sĩ về các triệu chứng dưới đây:

    Triệu chứng chèn ép cơ: Nếu bạn cảm thấy đau kịch liệt, tê, ngứa, vùng tổn thương biến tái đi. Đây chính là những dấu hiệu cực kỳ 'cấp bách' và cần phải biến hành phẫu thuật ngay sau vài giờ; nếu không sẽ có khả năng phải cắt bỏ đi, giống như tình trạng của nhiều người đã từng đăng tr6en báo.
  • Đứt gân Achilles: Gần Achilles nằm ở phía sau mắt cá và bắp chân, dễ bị đứt khi áp lực quá lớn, đặc biệt là nam giới trên 30. Nếu bạn cảm thấy đau dọc theo chân, đặc biệt là vùng mắt cá chân bị kéo căng thì gân Achilles có khả năng đã bị rách, đứt. Lúc này cần phải bó bột cố định lại.

4. Tìm kiếm bác sĩ khi bị rách cơ hoàn toàn

Nếu bạn gặp tình trạng đây, thì chắc chắn sẽ không thể di chuyển được và cần phải đi gặp bác sĩ ngay và liền.

Thời gian điều trị, phục hồi tùy thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của vết thương và thời gian phát hiện.

Ví dụ: 1 vết rách cơ tay trước nếu phát thiện kịp thời sớm, được phẫu thuật ngay sẽ có thể phục hồi sau 4-6 tháng. Còn nếu rách nhỏ thì chỉ cần 3-6 tuần là xong.

5. Thảo luận tìm các điều trị phù hợp

Trong 1 số trường hợp phẫu thuật là phương án cần thiết nhất để giúp làm lành vấn đề rách cơ. Hãy hỏi bác sĩ có chuyên môn để có thêm các lựa chọn khác.

Phẫu thuật khắc phục rách cơ thường rất ít khi xảy ra, chỉ các vdv chuyên nghiệp cần phục hồi cao nhất mới phải tiến hành.

6. Theo hướng dẫn của bác sĩ

Các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tái khám theo đúng lịch hẹn để theo dõi sát sao. Thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu gì khác lạ hay không có tiến triển gì.

Một trong những cách phòng tránh vấn đề này trong khi tập chính là phải thực hiện các động tác làm nóng người trước khi tập đã nhé.

Hi vọng bài viết hướng dẫn khắc phục căng cơ, rách cơ trên đây sẽ cho bạn các kiến thức chi tiết nhất khi bị chấn thương! Hãy cẩn trọng để phòng tránh nhé!

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe đẹp (http://www.khoedep.vn/cach-khac-phuc-cang-co-rach-co/)

Tin cùng nội dung

  • Nồng độ axit trong dạ dày tăng cao gây nên chứng trào ngược axit. Thời gian dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư thực quản.
  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Tật nói lắp là một chứng rối loạn trong các diễn đạt lời nói. Nếu trẻ nói lắp không được trị liệu thì khi trưởng thành vẫn mắc tật nói lắp.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY