Tin y tế hôm nay

Tin y tế

17 người đăng ký hiến huyết tương điều trị Covid-19

17 người đã đăng ký hiến huyết tương, tính đến sáng 7/8, trong đó 15 người từng là bệnh nhân Covid-19, hai người chưa từng mắc bệnh.

Trong 15 người từng mắc Covid-19, có hai nhân viên y tế gồm bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và nữ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai.

Ngày 6/8, hai người, gồm một nữ 39 tuổi và một bác sĩ 29 tuổi, đạt yêu cầu sàng lọc, đã được lấy huyết tương.

từng mắc Covid-19 trong đợt dịch trước do lây nhiễm trong quá trình điều trị bệnh nhân, được ghi nhận là "bệnh nhân 119". Anh chia sẻ: "Hiến huyết tương cũng gần giống với hiến máu, tôi cảm thấy không có gì quá to tát, chỉ nghĩ mình làm được gì để giúp bệnh nhân thì làm thôi".

Anh cho biết việc hiến huyết tương đòi hỏi phải tự nguyện, mỗi người cần tự đưa ra quyết định cho bản thân. tuy nhiên nếu không thử thì không biết hiệu quả đến đâu. anh hy vọng phương pháp sử dụng huyết tương giúp điều trị hiệu quả bệnh nhân covid-19 trong bối cảnh chưa có Thu*c đặc hiệu và vaccine phòng ngừa.

Có tên trong danh sách đăng ký hiến huyết tương, người từng là "bệnh nhân 169", nữ, 49 tuổi, cho biết: "trước đây tôi đã gọi điện tới hotline của bệnh viện để đăng ký hiến huyết tương, sau đó dịch ổn định nên bệnh viện dặn tôi chờ. bây giờ đã có cơ hội, tôi rất vui vì làm điều có ích và đền đáp sự chăm sóc của mọi người khi tôi mắc bệnh".

Ngày 3/8, nghiên cứu điều trị bệnh nhân covid-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương người bệnh đã phục hồi chính thức được bộ y tế thông qua. hướng dẫn tạm thời cho phương pháp này đã được bộ y tế ban hành từ ngày 15/5.

Cùng ngày 3/8, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương bắt đầu tuyển chọn người hiến từ nhóm người đã khỏi bệnh và kêu gọi người hiến liên hệ qua fanpage facebook, hotline của bệnh viện.

Tiến sĩ văn đình tráng, phụ trách khoa vi sinh - sinh học phân tử, điều phối chính của nghiên cứu, cho biết người được nhận huyết tương là bệnh nhân covid-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng, được xác định nhiễm ncov bằng xét nghiệm rt-pcr, tuổi từ 18 đến 75. số huyết tương đầu tiên thu được sẽ ưu tiên dùng cho các bệnh nhân tại đà nẵng, nơi diễn biến covid-19 đang rất căng thẳng.

Người muốn hiến huyết tương phải từng mắc covid-19, sau xuất viện 14 ngày, mới có kháng thể trong máu. người hiến phải trong độ tuổi từ 18 đến 65, nặng trên 50 kg với nam và trên 45 kg với nữ, đạt điều kiện sàng lọc khác chuyên sâu hơn. mỗi người hiến khoảng 600ml huyết tương, trong quá trình hiến được truyền bù dung dịch huyết thanh S*nh l* nhằm đảm bảo sức khỏe cơ thể.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/17-nguoi-dang-ky-hien-huyet-tuong-dieu-tri-covid-19-4142815.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY