Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

2 năm bị chẩn đoán nhầm nhiều bệnh từ một lý do không ngờ

(MangYTe)- Cáchđây 2 năm, trong một lần ăn cháo gà, bà T. ho sặc và cố gắng khạc ra nhưng sauđó thấy cổ họng đã êm nên quên bẵng luôn, sau đó bà bắt đầu ho kéo dài.

Sáng 31-12, các bác sĩ bệnh viện (bv) tai mũi họng (tp.hcm), cho biết vừa cấp cứu gắp một dị vật là mảnh xương gà bị bỏ quên trong phế quản người bệnh nay.

Bệnh nhân là bà ntt (62 tuổi, sống ở tp.hcm) có triệu chứng ho kéo dài, dai dẳng cách đây 2 năm và có bệnh nền đái tháo đường, tăng huyết áp. bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi và được mắc hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản nên được cho Thu*c điều trị, tuy nhiên các triệu chứng vẫn còn.

Cách đây khoảng một tuần, bệnh nhân tái khám tại BV Tai mũi họng TP. Tại đây, các bác sĩ đã khai thác bệnh kỹ và được biết cách đây 2 năm, người bệnh đã bị sặc khi ăn cháo gà.

Nghi ngờ bệnh nhân bị hóc dị vật, các bác sĩ đã cho bệnh nhân nội soi, chụp CT-scan, phát hiện có dị vật nghi ngờ là xương ở phế quản gốc bên trái. Dị vật đã gây phản ứng xơ hóa nhẹ, viêm tại chỗ cho bệnh nhân.

Ngay lập tức, bệnh nhân được hội chẩn gây mê gắp dị vật là mảnh xương, kích thước từ 1-1,5cm ở phế quản gốc trái.

2 năm bị chẩn đoán nhầm nhiều bệnh từ một lý do không ngờ - ảnh 1

Mảnh xương gà bị bỏ quên trong phế quản người bệnh 2 năm. Ảnh: BVCC

Sau khi lấy dị vật, hiện tại sức khỏe bệnh nhân ổn định, may mắn bệnh nhân không có biến chứng nặng về phổi, không có tình trạng tắc nghẽn phế quản, thở thông.

Bs nguyễn thị thanh thúy, trưởng khoa nhi, bv tai mũi họng tp.hcm, cho biết khi dị vật bị bỏ quên, bệnh nhân rất ít có triệu chứng khó thở. tuy nhiên khi để lâu, dị vật thường gây phản ứng ho kéo dài, viêm phổi tái đi tái lại, viêm nhiễm, áp xe phổi. bệnh có thể chẩn đoán lầm với nhiều bệnh cảnh khác, đa phần bác sĩ không lưu ý khai thác bệnh sử của bệnh nhân, thấy bệnh nhân thì chẩn đoán viêm phổi, giãn phế quản, hen suyễn hoặc thậm chí lao phổi.

“Trong các trường hợp mắc dị vật, bệnh nhân có thể được chụp X-quang. Tuy nhiên có những dị vật ít cản quang hoặc quá nhỏ, bệnh nhân cần được nội soi hoặc chụp CT-scan để phát hiện. Các bệnh nhân bị rối loạn phản xạ ho nuốt, uống Thu*c an thần, rượu bia hoặc mất răng phản xạ ăn uống kém đi cũng dễ sặc và mắc dị vật hơn” – BS Thúy phân tích.

2 năm bị chẩn đoán nhầm nhiều bệnh từ một lý do không ngờ - ảnh 2

Bà T. sau ca gắp dị vật hồi phục tốt, may mắn không có biến chứng nặng. Ảnh: HL

BS Lê Trần Quang Minh, Giám đốc BV Tai mũi họng TP.HCM cho biết trong vòng 5 năm qua, BV đã tiếp nhận 22 ca dị vật bị bỏ quên trong đường thở. Nếu dị vật bị bỏ quên trong đường thở 30 ngày, có đến 95% bệnh nhân bị biến chứng về phổi.

“Ngoài gây viêm phổi, bệnh nhân còn có thể bị tổn thương mạch máu, ho ra máu, tràn khí màng phổi và dẫn đến Tu vong. Khi phát hiện mắc dị vật, các bác sĩ thường nội soi gắp dị vật ra ngoài nhưng dị vật ở sâu quá thì bệnh nhân phải đối diện phẫu thuật mổ mở để lấy ra ngoài. BV từng tiếp nhận bệnh nhân mắc dị vật là nắp bút bi, nằm sâu ở vùng thùy dưới phế quản, không thể gắp ra được nên phải mổ mở” - BS Minh kể.

HOÀNG LAN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/2-nam-bi-chan-doan-nham-nhieu-benh-tu-mot-ly-do-khong-ngo-959101.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nhiều bệnh nhân viêm loét dạ dày điều trị kéo dài không khỏi, nguyên nhân chính là do ngại đi khám, hoặc xét nghiệm qua loa.
  • Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng dịch vị acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và thường gây ra viêm thực quản nếu không được điều trị.
  • Kỹ thuật nội soi dạ dày theo cách đánh giá mới phối hợp kỹ thuật tạo hình mới “phân giải bề mặt và nhuộm màu kỹ thuật số” đã phát hiện được các trường hợp teo niêm mạc dạ dày.
  • Các nhà khoa học Anh tìm ra cách thức mới trong việc chẩn đoán ung thư thực quản bằng cách kiểm tra viên nang Cytosponge làm từ bọt biển.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Thân chào Mangyte, Hiện nay có rất nhiều người bị ung thư nhưng khi phát hiện thì đã muộn, không còn cơ hội chữa trị, điều này làm tôi khá lo lắng, liệu tôi và gia đình có thể trở thành nạn nhân của ung thư hay không? Tôi muốn hỏi Mangyte xem có cách nào giúp phát hiện sớm ung thư không? Tôi muốn giúp gia đình mình kiểm tra sớm để còn mong có cơ hội để chữa trị trước khi quá muộn. Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte, tôi chân thành cảm ơn.
  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY