12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

20 quan niệm sai lầm, chưa có bằng chứng khoa học về COVID-19

Dưới đây là 20 quan niệm sai lầm về đại dịch COVID-19. Liệu bạn đã biết những điều này chưa

Khi đại dịch COVID-19 tiếp tục lây lan và ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới cuộc sống thì việc tiếp nhận những thông tin chính xác về chủng virus mới này là điều đặc biệt cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều các thông tin không chính xác về chủng virus này cũng như con đường lây lan, cách phòng tránh đang được lan truyền trên mạng xã hội.

Trong thời điểm nguy cấp này, việc tin, làm theo và chia sẻ những thông tin sai lệch thật sự rất nguy hiểm. Dưới đây là 20 quan niệm sai lầm liên quan đến bản chất, đường lây nhiễm, cách phòng chống COVID-19.

1. COVID-19 không thể tồn tại trong thời tiết nóng ẩm?

Quan niệm trên cực kỳ sai lầm, COVID-19 có thể lây truyền trong mọi loại thời tiết, kể cả thời tiết nóng và ẩm. Bất kể thời tiết như thế nào, thực hiện các biện pháp phòng ngừa là biện pháp tốt nhất giúp bảo vệ bạn chống lại dịch bệnh.

2. Thời tiết lạnh có thể giết chết COVID-19?

Thời tiết lạnh không thể tiêu diệt virus mới. Theo WHO, nhiệt độ cơ thể người bình thường là khoảng 36,5 độ C đến 37 độ C bất kể nhiệt độ bên ngoài. Cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi virus là làm sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc chất khử trùng chứa cồn.

3. Bạn có thể bị nhiễm COVID-19 nếu ăn thịt hoặc trứng?

COVID-19 là một bệnh lây từ người sang người và thực phẩm như thịt, trứng hoặc hải sản không liên quan gì đến việc lây truyền virus . Tuy nhiên, trang PETA Ấn Độ khuyên: "Để bảo vệ bản thân, chẳng hạn như khi đến chợ động vật sống, tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật và bề mặt tiếp xúc với động vật sống. Đảm bảo an toàn thực phẩm tốt mọi lúc, không ăn những thực phẩm chưa được nấu chín.

4. Máy sấy tay có hiệu quả trong việc tiêu diệt COVID-19?

Không, máy sấy tay không hiệu quả trong việc tiêu diệt virus mới. Hơn nữa nó còn là nguyên nhân khiến virus lây lan nhanh hơn ở các nơi công cộng. Bạn nên thường xuyên làm sạch tay bằng xà phòng và nước, lau khô tay bằng khăn giấy sạch.

5. COVID-19 là do con người tạo ra?

Không, COVID-19 không phải do con người tạo ra. COVID-19 là một bệnh zoonotic, có nghĩa là chúng được truyền từ động vật sang người. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) tuyên bố rằng COVID-19 có liên quan đến một chợ hải sản ở Vũ Hán, Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và chuyên gia sức khỏe vẫn đang cố gắng tìm ra nguyên nhân chính xác của virus.

6. Những người nhiễm COVID-19 sẽ chết?

Những người nhiễm COVID-19 thường sẽ có các triệu chứng nhẹ đến trung bình như ho, đau họng, sốt, sổ mũi và đau đầu có thể hết nếu được điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong của dịch bệnh này chỉ là 2 đến 3% trên tổng số người nhiễm tuy nhiên những người trên 80 tuổi có tỷ lệ tử vong cao nhất (14,8% ) .

7. Trẻ em không thể nhiễm COVID-19?

Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm virus, mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh đối với trẻ em thì ít hơn. Theo một nghiên cứu, tổng cộng 745 trẻ em ở Trung Quốc đã được sàng lọc COVID-19 cho đến ngày 20/2/ 2020. Trong số 745 đứa trẻ có 10 trẻ em trong độ tuổi từ 2 - 15 tuổi cho kết quả dương tính với virus corona.

8. Đeo khẩu trang y tế sẽ ngăn bạn khỏi COVID-19?

Đeo khẩu trang y tế bình thường sẽ không bảo vệ bạn khỏi virus vì chúng không vừa khít với mũi và miệng của bạn. Virus vẫn có thể lây lan theo không khí lọt vào mũi, miệng hoặc mắt. Chỉ khẩu trang y tế chuyên dụng mới có thể giúp ngăn chặn người nhiễm bệnh lây lan virus do ho hoặc hắt hơi.

9. Rượu có thể tiêu diệt COVID-19?

WHO nói rằng phun rượu hoặc clo lên khắp cơ thể bạn sẽ không thể tiêu diệt được virus đã xâm nhập vào cơ thể. Điều này chỉ có thể thể gây hại cho cơ thể của bạn, đặc biệt là mũi và miệng.

10. Chó và mèo có thể lây lan COVID-19?

CDC và Tổ chức Thú y Thế giới đã đưa ra lời khuyên rằng không có bằng chứng nào chứng minh rằng vật nuôi như mèo và chó có thể truyền COVID-19.

11. COVID-19 ít gây tử vong hơn cúm?

Cho đến nay, COVID-19 có tỷ lệ tử vong cao hơn 20 lần so với cúm tùy thuộc vào bệnh lý và độ tuổi của từng cá nhân.

12. Ăn tỏi có thể ngừa COVID-19?

WHO tuyên bố rằng tỏi có một số đặc tính chống vi trùng, nhưng không có bằng chứng hiện tại nào chứng minh rằng nó có thể bảo vệ bạn khỏi virus.

13. COVID-19 có thể lây lan từ các sản phẩm hoặc gói hàng từ Trung Quốc?

Những người nhận sản phẩm hoặc gói hàng từ Trung Quốc không có nguy cơ nhiễm virus mới, vì virus không tồn tại trên các đối tượng như thư hoặc kiện hàng.

14. Bổ sung vitamin C sẽ giúp bạn không bị nhiễm virus?

Hiện tại không có bất kỳ bằng chứng để chứng minh rằng bổ sung vitamin C có thể bảo vệ bạn khỏi COVID-19. Vitamin C chỉ giúp cơ thể tăng sức đề kháng mà thôi.

15. COVID-19 có các triệu chứng đặc biệt ngay khi nhiễm?

Hoàn toàn không chính xác. Các triệu chứng ban đầu của COVID-19 giống như cảm hoặc cúm thông thường. Ngoài ra, COVID-19 còn có thời gian ủ bệnh lên tới 14 ngày, một số người bị nhiễm virus còn không hề có triệu chứng trong thời gian ủ bệnh.

16. COVID-19 lây lan qua đường muỗi đốt?

COVID-19 là một bệnh về đường hô hấp không thể lây lan qua vết muỗi đốt. Virus này lây lan qua những giọt không khí nhỏ khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi.

17. Chỉ những người lớn tuổi mới dễ bị nhiễm virus?

Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm virus mới. Tuy nhiên, người già và người mắc các bệnh nội khoa như tiểu đường, bệnh tim và hen suyễn dễ bị nhiễm virus hơn.

18. Rửa mũi bằng nước muối sẽ ngăn ngừa COVID-19?

Không có bằng chứng hiện tại để chứng minh rằng rửa mũi bằng nước muối hàng ngày sẽ bảo vệ bạn khỏi virus mới.

19. Sử dụng tinh dầu và súc miệng bằng nước muối sẽ ngăn ngừa?

Đây là một thông tin hoàn toàn sai lệch về cách phòng tránh virus. Các cách hiệu quả để bảo vệ bản thân là rửa tay đúng cách bằng xà phòng với nước, tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.

20. Kháng sinh có hiệu quả trong điều trị COVID-19?

Thuốc kháng sinh có thể bảo vệ chống lại vi khuẩn nhưng không phải là virus. COVID-19 là một loại virus không thể điều trị bằng kháng sinh. Hiện tại vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể đều trị triệt để COVID-19. Các nhà khoa học mới chỉ đang trong quá trình nghiên cứu ra vacxin ngừa COVID-19 nhưng còn mất một khoảng thời gian khá lâu nữa.

Tuệ Nhi (Dịch từ Boldsky)

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/20-quan-niem-sai-lam-chua-co-bang-chung-khoa-hoc-ve-covid-19-28919/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY