Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

21/24 quận huyện trên địa bàn thành phố báo động về bệnh tay chân miệng

(MangYTe) - Theo trung tâm kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, đến hết tuần 11 của năm 2021, toàn thành phố có 2.564 ca tay chân miệng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái (1.044 ca).

Theo phân tích từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tp.hcm, ghi nhận bệnh tay chân miệng theo tuần cho thấy, bệnh bắt đầu tăng từ tuần 10, đến tuần 11 bệnh tăng rất mạnh, tăng gấp 2,2 lần so với trung bình 4 tuần trước.

Có 21/24 quận huyện trên địa bàn thành phố tăng ở mức báo động, đặc biệt là quận 1, 4, 6, 7, 8, 10, 11, 12, bình tân, tân bình, gò vấp, huyện bình chánh, củ chi, hóc môn và khu vực ii, iii thành phố thủ đức.

Đặc biệt, tháng 3, tháng 4 là thời điểm số ca mắc bệnh tay chân miệng thường tăng cao khi trẻ trở lại trường học sau khi nghỉ tết. để kiểm soát tình hình dịch bệnh tay chân miệng, các trường học cần tuân thủ thực hiện các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học.

21/24 quận huyện trên địa bàn thành phố báo động về bệnh tay chân miệng - Ảnh 1.

Bệnh bắt đầu tăng từ tuần 10, đến tuần 11 bệnh tăng rất mạnh, tăng gấp 2,2 lần so với trung bình 4 tuần trước.

Để kiểm soát tình hình dịch bệnh tay chân miệng, hcdc khuyến cáo các trường học cần tuân thủ thực hiện các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm.

Các trường cần đặc biệt lưu ý việc theo dõi giám sát phát hiện sớm trẻ bệnh để cách ly kịp thời thông qua hoạt động điểm danh, ghi nhận những trường hợp nghỉ vì bệnh mỗi ngày. Bên cạnh đó nhà trường cũng cần đề nghị phụ huynh thông báo rõ lý do nếu con em mình nghỉ học. Phụ huynh khi có con mắc bệnh hãy chủ động cho trẻ nghỉ học, thông tin đến nhà trường lý do trẻ nghỉ học.

Trước tình hình dịch bệnh tay chân miệng gia tăng báo động, sở y tế và trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố đã xây dựng kế hoạch giám sát, hỗ trợ công tác phòng chống bệnh tay chân miệng hàng tuần tại các quận huyện có số ca báo động. các trung tâm y tế quận huyện thực hiện theo các hướng dẫn của trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (hcdc) về điều tra xử lý, giám sát bệnh tay chân miệng và tăng cường phối hợp với ngành giáo dục để giám sát phát hiện sớm các ca bệnh trong trường học, đặc biệt lưu ý các ca bệnh điều trị tại nhà. khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh, các trung tâm sẽ triển khai các biện pháp phòng chống dịch ở cả nơi sống và nơi học tập của bệnh nhân.

Biểu hiện triệu chứng như thế nào ?

Theo bác sĩ chuyên khoa ii nguyễn minh tiến - bệnh viện nhi đồng tp.hcm, khi trẻ có các triệu chứng như: sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

Trẻ có thể lui bệnh trẻ hồi phục hoàn toàn sau 8-10 ngày hoặc có biến chứng thần kinh, suy hô hấp, suy tuần hoàn,…dẫn đến Tu vong nếu không được điều trị kịp thời.

21/24 quận huyện trên địa bàn thành phố báo động về bệnh tay chân miệng - Ảnh 2.

Tay của trẻ bị phát ban dạng phỏng nước

21/24 quận huyện trên địa bàn thành phố báo động về bệnh tay chân miệng - Ảnh 3.

Loét miệng

21/24 quận huyện trên địa bàn thành phố báo động về bệnh tay chân miệng - Ảnh 4.

Phát ban ở lòng bàn chân

Chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng tại nhà như thế nào?

Trẻ bệnh tay chân miệng chỉ có sốt nhẹ < 38,50C, loét miệng, hồng ban mụn nước lòng bàn tay chân, tỉnh táo, chơi, thường được bác sĩ cho điều trị ngoại trú. Phụ huynh biết cách chăm sóc trẻ như sau: Uống Thu*c theo toa bác sĩ: hạ sốt, giảm đau, đa sinh tố. Hạ sốt khi sốt > 380C bằng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống) có thể lặp lại mỗi 4- 6 giờ khi sốt lại

Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay,… trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ. trẻ thường đau họng miệng do vết loét nên có thể sử dụng Thu*c tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như phosphalugel hoặc varogel hoặc trimafort,…cho trẻ ngậm nuốt 1-2ml /lần để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ ăn.

Vệ sinh răng miệng.

Cho trẻ nghỉ học, nghỉ ngơi tại nhà, tránh kích thích và cách lý với trẻ khác.

Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh.Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.

Khi nào cần đưa trẻ tái khám ngay?

Phụ huynh lưu ý khi trẻ có biểu hiện một trong các dấu hiệu cảnh báo nặng sau, PHẢI đưa trẻ đến bệnh viện ngay, bất kể trong đêm:

    Sốt cao

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng như thế nào?

Hiện chưa có vaccine phòng ngừa bệnh, chủ yếu là phòng ngừa tổng quát, phụ huynh lưu ý:

    Mang khẩu trang, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà bông, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, tiếp xúc phân, nước bọt khăn trải giường của trẻ.

PHA LÊ

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/21-24-quan-huyen-tren-dia-ban-thanh-pho-bao-dong-ve-benh-tay-chan-mieng-20210328112123863.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trước thông tin phản ánh tình trạng nghịch lý đầu tư trang thiết bị y tế lạc hậu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế Bắc Kạn báo cáo việc đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế tại bệnh viện này
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Ở người cao tuổi (NCT), các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể như ruột, tim, gan, thận... đều đã bị suy yếu nên sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, đào thải của Thuốc kháng sinh vào cơ thể đã bị thay đổi. Do đó, việc dùng kháng sinh cần phải đặc biệt lưu ý.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Việc sơ cứu cần tiến hành đúng cách, sau khi đã đánh giá tình huống và xác định kiểu ngạt thở của trẻ.
  • Niệu đạo bị hẹp do biến chứng chữa phì đại tiền liệt tuyến 3 năm trước, cụ ông 75 tuổi tại TPHCM được bác sĩ sử dụng niêm mạc miệng để tạo hình niệu đạo.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY