Kinh tế xã hội hôm nay

24 tỉnh, thành đề nghị kéo dài thực hiện cách ly xã hội đến hết tháng 4

Sáng 15/4, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã nhận được báo cáo của 58 tỉnh, thành đề xuất phương án giãn cách xã hội sau ngày 15/4.

Qua đó có 24 tỉnh, thành đề nghị tiếp tục giãn cách xã hội đến hết tháng 4; có 3 địa phương đề nghị tiếp tục giãn cách xã hội ít nhất 1 tuần nữa; 2 tỉnh đề nghị giãn cách xã hội đến khi không còn ca bệnh lây nhiễm thứ phát; 3 tỉnh đề nghị giãn cách tỉnh với tỉnh và 3 tỉnh đề nghị bỏ giãn cách xã hội đối với một số tỉnh chưa có dịch bệnh.

Sáng 15/4, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã nhận được báo cáo của 58 tỉnh, thành đề xuất phương án giãn cách xã hội sau ngày 15/4.

Trên cơ sở thảo luận và phân tích các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến lây nhiễm, Ban Chỉ đạo và các chuyên gia đi đến thống nhất nhận định: Việc thực hiện cách ly xã hội có tác động rất lớn đến tốc độ lây lan của dịch bệnh; việc áp dụng sớm sẽ có hiệu quả cao hơn; cần tiếp tục thực hiện ở các địa phương có nguy cơ lây nhiễm cao. Các địa phương khác được thực hiện ở mức độ nới lỏng một số biện pháp.

Bên cạnh đó, thống nhất việc áp dụng các tiêu chí phân loại các tỉnh, dựa trên các phân tích dịch tễ học, các yếu tố tác động đến tình hình dịch, khả năng ứng phó, các đặc điểm về dân số; giao thông đi lại; có nhiều người nước ngoài đã từng đến. 7 tiêu chí bao gồm: Tỉnh có các trường hợp nhiễm đặc biệt là nhiễm mới; Đầu mối giao thông, đi lại; Tỉnh có biên giới, cảng hàng không, có nhiều người qua lại biên giới; Tỉnh có nhiều người nước ngoài đã đến du lịch, cư trú trong hai tháng qua; Tỉnh có các khu công nghiệp, các nhà máy có đông công nhân; Tỉnh có dân số đông; Các đáp ứng về phòng chống dịch; mức độ sẵn sàng của hệ thống y tế; khả năng xét nghiệm; năng lực của đội ngũ cán bộ.

Ban chỉ đạo và các chuyên gia cũng thống nhất kiến nghị Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch mạnh mẽ, quyết liệt hơn; Kiến nghị các giải pháp tiếp tục thực hiện phải được thực hiện ở tất cả các địa phương theo chỉ thị 15/CT của Thủ tướng Chính phủ.

Thống nhất kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tiễn của các địa phương quyết định việc thực hiện có thể kéo dài nhưng không vượt quá 1/5. Ban Chỉ đạo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các địa phương xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch bệnh.

Việc thực hiện cách ly xã hội có tác động rất lớn đến tốc độ lây lan của dịch bệnh; việc áp dụng sớm sẽ có hiệu quả cao hơn.

Tăng cường tính kỷ cương, tuân thủ các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo tất cả các địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch quan trọng đang triển khai như: Hạn chế ra khỏi nhà; khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang; thường xuyên rửa tay, giữ khoảng cách tiếp xúc với người khác trên 2mét.

Cấm tụ tập đông người (kể cả các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng), chưa kinh doanh các dịch vụ không thiết yếu… cấm các dịch vụ vui chơi giải trí, tiếp tục đóng cửa các khu du lịch. Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị (Đại hội Đảng các cấp hoặc các cuộc họp, sự kiện chính trị quan trọng do cấp uỷ, chính quyền địa phương quyết định) những người tham gia phải được giám sát y tế 14 ngày không được tiếp xúc với nguồn bệnh, hoặc đi từ vùng có dịch; có điều kiện thực hiện xét nghiệm cho những người tham gia; thực hiện việc dãn cách trong hội trường; đeo khẩu trang; sát trùng tay; không nghỉ giải lao; không tổ chức ăn uống; mở cửa thông thoáng phòng họp...

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các tỉnh căn cứ tình hình thực tiễn trên địa bàn để quy định các biện pháp bổ sung nhằm đảm bảo mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế xã hội. Phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong thực hiện các quy định theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Trung ương.

Theo đó, đã chia các địa phương thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ và nguy cơ thấp để có biện pháp phòng chống dịch phù hợp tương ứng. Đối với nhóm 11 tỉnh thành có nguy cơ cao gồm: (1) Hà Nội, (2) Lào Cai; (3) Quảng Ninh, (4) Lạng Sơn; (5) Bắc Ninh; (6) Ninh Bình ; (6) Đà Nẵng; (7) Quảng Nam; (8) Bình Thuận; (9) Khánh Hoà; (10) TP Hồ Chí Minh; (11) Tây Ninh.

Với nhóm có nguy cơ gồm 12 tỉnh thành là: (1) Thái Nguyên; (2) Nam Định; (3) Hà Nam; (4) Nghệ An; (5) Hà Tĩnh; (6) Thừa Thiên Huế; (7) Đồng Nai; (8) Bình Dương; (9) Cần Thơ; (10) Sóc Trăng; (11) Kiên Giang; (12) Hải Phòng.

Các tỉnh còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp.

Có 4 hoạt động lớn khác biệt giữa 3 nhóm vừa nêu, đó là: Việc ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu: hạn chế và khuyến cáo. Việc mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ: đóng cửa; hạn chế; khuyến cáo. Việc vận chuyển bằng các phương tiện công cộng: Tạm dừng; hạn chế; khuyến cáo. Việc tụ tập đông người: Không quá 2 người; không quá 10 người; không quá 20 người.

Theo VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/24-tinh-thanh-de-nghi-keo-dai-thuc-hien-cach-ly-xa-hoi-den-het-thang-4-20200415113141112.chn)

Tin cùng nội dung

  • Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật... ra khỏi đường hô hấp do các nguyên nhân khác nhau, trong đó, ho kéo dài gây khó chịu cho người bệnh và làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ.
  • Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật ra khỏi đường hô hấp để bảo vệ cơ thể hoặc là một phản ứng của niêm mạc đường hô hấp khi có tác dụng nhân kích thích (dị ứng).
  • Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật… ra khỏi đường hô hấp để bảo vệ đường hô hấp. Ho cũng là một triệu chứng biểu hiện khi niêm mạc đường hô hấp bị viêm do các nguyên nhân khác nhau.
  • Năm nay tôi 65 tuổi. Thời gian gần đây, tôi rất hay bị ho, tôi đã sử dụng nhiều bài Thu*c Đông y mà các triệu chứng không thuyên giảm.
  • Bạn bị ho suốt nhiều tuần lễ. Làm sao để biết đó là một cơn cảm lạnh khó trị hay một căn bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?
  • Hơn 7g sáng 15/8, các bác sĩ BV Chợ Rẫy TP.HCM cùng đoàn bác sĩ Bệnh viện ASAN (Hàn Quốc) đã bắt đầu phẫu thuật ca ghép gan thứ hai tại bệnh viện này.
  • Mangyte ơi, cháu bị cảm cúm, hắt xì, sổ mũi liên tục. Sau khi mua Thu*c uống cháu bị nấc liên tục đến bây giờ là hơn 1 ngày...
  • Bác sĩ cho em hỏi BV quận Phú Nhuận (274, Nguyễn Trọng Tuyển, Q. Phú Nhuận, TPHCM) có thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu không, nếu có thì chi phí khoảng bao nhiêu và có tiếp nhận BHYT không? Em xin chận thành cảm ơn. ( Nguyễn Văn Đức - TPHCM)
  • Em ở Quận 12 - TPHCM, không biết BV Quận 12 có làm phẫu thuật cắt bao quy đầu không Mangyte? Chi phí bao nhiêu và phải nằm lại BV bao lâu? Em xin cảm ơn nhiều. (Thanh Ký - Quận 12 - TPHCM)
  • Thưa bác sĩ, Tôi có người bạn viêm thận mãn độ 4, hơn 1 năm nay trị liệu bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc tại nhà, nhưng tình hình sức khỏe gần đây không khả quan. Nay bạn tôi muốn thay thận (do người cô ruột cho) xin hỏi bác sĩ:
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY