12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

3 cách tăng sức đề kháng tại nhà: Trước khi tiêm COVID-19 bạn nên áp dụng để có sức khỏe tốt

Chủ động tăng cường sức đề kháng là điều rất cần thiết để phòng chống dịch, cũng như giảm tác dụng phụ khi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, bạn đã biết đâu là cách tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả chưa

1. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân đối

Bạn biết không, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân đối là một trong những cách tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả. Đồng thời, theo Tiến sĩ Uma Naidoo- Chuyên gia tâm lý dinh dưỡng tại Đại học Harvard (Mỹ), quan tâm đến chế độ dinh dưỡng khi chuẩn bị tiêm vaccine là điều rất quan trọng để giúp giảm nguy cơ gặp phải bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn.

Dưới đây là một vài lưu ý về chế độ dinh dưỡng, bạn cần áp dụng để có một sức khỏe tốt trước khi tiêm vaccine COVID-19:

- Bổ sung nhiều các loại rau có lá màu xanh đậm, việt quất: Những loại rau có lá màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn và bông cải xanh hay việt quất… chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng đề kháng, kháng viêm.

Các loại rau có lá màu xanh đậm là thực phẩm vàng giúp góp phần giúp tăng sức đề kháng

- Bổ sung các loại gia vị như hành, tỏi, nghệ: Các loại gia vị dễ mua, rẻ tiền này không chỉ có công dụng tăng cường khả năng miễn dịch, mà còn có tác dụng chống viêm, tốt cho đường tiêu hóa…

- Ăn thực phẩm nguyên hạt: Hãy bổ sung các loại thực phẩm nguyên hạt tốt cho sức khỏe như: yến mạch, gạo lứt, bắp… Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp các loại hạt với rau xanh, trái cây để chế biến thành những bữa ăn sáng và bữa ăn phụ trong ngày. Cách này không những giúp bạn làm mới bữa ăn, mà còn góp phần bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

- Giữ cho cơ thể đủ nước: Uống đủ nước sẽ giúp máu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào từ đó giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Vì thế, bạn cần bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Cụ thể, theo Viện Y học Hoa Kỳ (Institute of Medicine), phụ nữ cần uống đủ 2,7 lít nước/ngày, nam giới cần 3,7 lít/ ngày.

- Ăn các món ăn dễ tiêu hóa như canh hầm, súp: Hệ tiêu hóa có mối quan hệ mật thiết với hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa tốt thì hệ miễn dịch mới khỏe mạnh, cơ thể mới hạn chế mắc bệnh vặt. Vì vậy, Tiến sĩ Uma Naidoo khuyến khích chúng ta nên ăn những món canh/súp chứa các loại rau đầy màu sắc, giàu chất xơ như canh rau, súp thập cẩm được nấu từ nhiều loại củ quả khác nhau...

- Tránh ăn thức ăn giàu đường (bánh kẹo ngọt); khó tiêu (phô mai, thức ăn chiên xào), rượu bia, nước uống chứa chất kích thích…

2. Vận động tại nhà mỗi ngày.

Thay nằm lì trên giường hay dành hàng giờ trước màn hình máy tính, bạn nên dành thời gian vận động, luyện tập thể thao tại nhà. Vì nhiều nghiên cứu đã cho thấy, luyện tập đều đặn từ 30 phút/ngày là cách tăng sức đề kháng tại nhà hiệu quả. Vì luyện tập sẽ giúp gia tăng đáng kể nồng độ IgA, các globulin miễn dịch khác, các tế bào lympho (NK) và các đại thực bào… Trong đó, IgA là một trong những kháng thể quan trọng, có nhiều trong tuyến nước bọt, dịch niêm mạc mũi, miệng, dịch ruột.

Hãy siêng năng vận động, luyện tập thể thao tại nhà trong mùa dịch.

Trong giai đoạn cách ly xã hội, bạn nên tập luyện tại nhà bằng những bài tập đơn giản như: Tập thở, tập yoga, đi bộ, lên xuống cầu thang, nhảy dây, hoặc các bài tập với tạ tay, dây chun, xà… hay chỉ đơn giản là vận động bằng cách vệ sinh, lau dọn nhà cửa, làm vườn… Mỗi lần tập, bạn nên kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ /ngày. Cố gắng luyện tập đều đặn mỗi ngày hoặc ít nhất 5 ngày mỗi tuần nhé!

3. Ngủ đủ và sâu giấc

Ngủ sớm và ngủ đủ giấc không chỉ giúp tinh thần của bạn thư giãn thoải mái, mà còn tạo cơ hội cho cơ thể tái tạo năng lượng, tươi tỉnh hơn. Chưa kể, nhiều nghiên cứu còn cho thấy, một giấc ngủ sâu còn kích hoạt sự phát triển của tế bào bạch cầu hoạt động tốt và "bắt" các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn. Do đó, người lớn nên ngủ trước 10 giờ và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Trẻ vị thành niên và trẻ em cần đảm bảo thời gian ngủ như sau: Học sinh cấp 3 (ít nhất 8 tiếng/ngày); Học sinh cấp 1 và 2 (9-10 tiếng/ngày); Trẻ 1-3 tuổi (ít nhất 11 tiếng/ngày); Trẻ nhũ nhi (ít nhất 12 tiếng/ngày); Trẻ dưới 3 tháng tuổi (14-17 tiếng/ngày).

Một giấc ngủ ngon và sâu là chìa khóa giúp hệ miễn dịch vững vàng.

Ngoài ra, các gia đình cần giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo lắng. Vì cảm xúc tiêu cực có thể khiến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút, từ đó dễ khiến cơ thể bị mầm bệnh tấn công.

Tóm lại, bổ sinh dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng, luyện tập thể thao đều đặn, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái là những cách tăng sức đề kháng tại nhà đơn giản và hiệu quả. Mong rằng bài viết trên có thể giúp ích cho bạn trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp nhé!

Ngọc Duyên

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/3-cach-tang-suc-de-khang-tai-nha-truoc-khi-tiem-covid-19-ban-nen-ap-dung-de-co-suc-khoe-tot-31229/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY