Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

3 lưu ý khi sử dụng xì dầu để tốt cho sức khỏe

Bạn hãy lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng xì dầu để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cả gia đình.

Phương pháp sản xuất xì dầu

Bạn cần sử dụng xì dầu đúng cách để tốt cho sức khoẻ. nguồn ảnh: internet

Có nhiều cách khác nhau để làm ra xì dầu, theo phương pháp truyền thống xì dầu được chế biến bằng đậu nành, lúa mì, muối và chất lên men (nấm mốc hoặc men). sau đó, để lên men trong một thời gian dài (từ 8 tháng trở lên) và được thanh trùng trước khi đóng chai.

Nấm men không phải là nguуên liệu chính, nhưng lại là thành phần không thể thiếu tạo nên hương ᴠị đặc biệt của xì dầu.

Bên cạnh phương pháp sản xuất truyền thống, xì dầu có thể được sản xuất bằng phương pháp thủy phân axit. cách này sử dụng đậu nành mà không có dầu, gluten lúa mì và axit clohydric. hỗn hợp được đun nóng trong 20 - 35 giờ để phá vỡ các protein.

Một số nước sốt đậu nành là hỗn hợp của cả hai phương pháp truyền thống và quá trình thủy phân axit, mặc dù có giá thành rẻ hơn nhưng không ngon bằng phương pháp truyền thống. Vì thời gian ủ lâu hơn giúp sản phẩm có hương vị tốt hơn.

Thông thường, mỗi nhãn hiệu xì dầu được bán trên thị trường sẽ được các nhà sản xuất có công thức nấm men khác biệt, tạo nên hương vị đặc biệt của mỗi loại nước tương. mỗi loại lại có những công thức nấm men của riêng mình, khiến cho ᴠị nước tương bạn cảm nhận được ở mỗi loại lại có chút gì đó khác biệt.

Lưu ý khi sử dụng xì dầu

Nêm xì dầu sớm khi chế biến

Trong quá trình chế biến, các bà nội trợ thường quen với việc nêm nếm xì dầu vào thức ăn quá sớm, nhất là cho cùng các loại gia vị cơ bản khác. tuy nhiên, đây được cho là một thói quen không tốt và cần phải thay đổi.

Lý do là bởi xì dầu nếu được nêm nếm ở mức nhiệt cao sẽ làm giảm đi các chất dinh dưỡng, lượng axit amin dồi dào của món ăn. vì vậy, để đảm bảo giữ được dinh dưỡng của nguyên liệu, các bà nội trợ chỉ nên nêm nếm khi đồ ăn đã chín hoặc vừa tắt bếp.

Lạm dụng xì dầu để chấm mọi thứ

Theo boldsky, xì dầu chứa nhiều muối, do đó nếu lạm dụng sẽ có thể gây cao huyết áp, bệnh tim hay bệnh gan. không những vậy, do xì dầu có nguyên liệu chủ yếu là đậu nành nên thường chứa chất isoflavones. tiêu thụ quá nhiều chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe s*nh l* cho cả nam và nữ, ngăn chặn quá trình sản xuất estrogen và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể con người. không những vậy, chất oxalate và phytoestrogen, mononatri glutamat có nhiều trong xì dầu có thể ảnh hưởng đến các chức năng của thận và thần kinh.

5gr muối tương đương 7 thìa cà phê xì dầu, do đó mỗi ngày bạn chỉ nên tiêu thụ ít hơn 7 thìa.

Lựa chọn xì dầu kém chất lượng

Có không ít bà nội trợ khá ẩu khi lựa chọn các loại xì dầu đến từ nhãn hiệu lạ, hay ham giá rẻ thay vì các thương hiệu xì dầu uy tín. theo một số nghiên cứu cho thấy, xì dầu kém chất lượng được sản xuất mà không đảm bảo các công đoạn đạt tiêu chuẩn.

Ngoài ra, các loại xì dầu trôi nổi có khả năng cao bị pha trộn nhiều tạp chất nguy hiểm đến sức khỏe, nhất là methylimidazole (4-mei) - một chất gây ung thư.

Vì vậy, lời khuyên dành cho các bà nội trợ, hãy chỉ lựa chọn những thương hiệu uy tín, có đầy đủ thông tin về thành phần dinh dưỡng cũng như truy xuất được nguồn gốc sẽ vừa yên tâm về sức khỏe, vừa có thể thưởng thức xì dầu thơm ngon và chất lượng .

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/bao-ve-ntd/3-luu-y-khi-su-dung-xi-dau-de-tot-cho-suc-khoe-62167.html

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/3-luu-y-khi-su-dung-xi-dau-de-tot-cho-suc-khoe/20220303050859137)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Những lợi ích khác của chanh phổ biến như giúp tim khỏe, ngừa bệnh suyễn, chống ung thư, làm đẹp da...
  • Trẻ em tuổi mẫu giáo, tiểu học hầu hết chưa ý thức được cách bảo vệ và phòng chống sâu răng nhưng lại có thói quen rất thích ăn quà vặt với hàm lượng đường cao. Vì thế, theo các kết quả nghiên cứu, tỉ lệ trẻ 6 tuổi bị sâu răng bao giờ cũng rất “đáng sợ”.
  • Để đảm bảo sức khỏe, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp: với tình trạng dinh dưỡng, với sức khỏe, với điều kiện kinh tế và sở thích...
  • Dưới đây là danh sách 10 loại thực phẩm quen thuộc gây ung thư mà bạn nên ngay lập tức tránh xa.
  • Ngày 15/4 tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Báo Sức khoẻ Đời sống đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2015-2017 và hợp đồng hợp tác tuyên truyền năm 2015.
  • Vật dụng và những thói quen xung quanh nơi bạn làm việc, có thể gây ra vô số những vấn đề sức khỏe lâu dài.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY