Sức khỏe hôm nay

3 mẹo dành cho cha mẹ đang muốn chữa tật nói lắp cho con

Nói lắp là một chứng rối loạn ngôn ngữ gây ra các vấn đề thường xuyên về tần số và cách nói. Tình trạng này được biểu hiện bằng việc trẻ bị gián đoạn khi phát âm do các từ bị kéo dài hoặc được lặp đi lặp lại, đôi khi bị mất từ trong câu nói khiến người khác khó hiểu.

Có ba loại nói lắp là nói lắp tiến triển, nói lắp do thần kinh và nói lắp do tâm lý. Theo các nghiên cứu, khoảng 5% trẻ em bị nói lắp khi bắt đầu giao tiếp. Trong số 5% này, 75% hồi phục vào cuối thời thơ ấu, số còn lại phục hồi ở tuổi thiếu niên, nhưng có 1% trường hợp vẫn tồn tại vấn đề này ngay cả khi đã đến tuổi trưởng thành.

Cha mẹ là những người thân thiết nhất với con cái, do đó, họ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ đứa trẻ với các vấn đề liên quan đến giọng nói. Đây là một nhiệm vụ đầy thử thách và cần phải nỗ lực không ngừng để có được kết quả tốt nhất.

Là cha mẹ, bạn cần hỗ trợ con mình trong việc đấu tranh để phát triển sự trôi chảy bình thường trong giọng nói.

Là cha mẹ, bạn cần hỗ trợ con mình trong việc đấu tranh để phát triển sự trôi chảy bình thường trong giọng nói. Dưới đây là các cách chữa nói lắp đơn giản mà cha mẹ hãy làm theo để giúp kiểm soát và khắc phục chứng nói lắp của con mình.

1. Luôn lắng nghe

Cha mẹ nên lắng nghe lời nói và thông điệp mà trẻ đang muốn truyền tải hơn là tập trung vào vấn đề nói lắp của chúng. Thay vì bình luận về vấn đề, cha mẹ phải cố gắng cho trẻ mượn những từ dễ hiểu để trẻ có thể hoàn thành câu một cách dễ dàng.

Điều này sẽ làm cho đứa trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi chúng biết rằng thông điệp của chúng đang được cha mẹ hiểu. Ngoài ra, nếu con bạn không thoải mái khi nói trước người khác, đừng ép con đọc thuộc lòng một bài thơ hoặc kể một câu chuyện cười. Điều này chỉ khiến đứa trẻ cảm thấy bực bội và tạo ra áp lực nhiều hơn.

2. Tương tác với trẻ như một người hâm mộ chứ không phải một nhà phê bình

Tất cả những đứa trẻ đều trải qua một giai đoạn mà chúng phải đối mặt với vấn đề trong việc phát âm một số âm tiết hoặc từ. Điều này thường xảy ra ở trẻ em từ hai đến năm tuổi. Trẻ sẽ mất thời gian để vẽ một đường thẳng, tô màu bên trong hình vẽ và thậm chí tập uống sữa từ cốc, tương tự như việc đối mặt với những khó khăn khi học nói. Cha mẹ nên đánh giá cao nỗ lực trong học tập của con trẻ.

Cha mẹ nên tương tác với trẻ như một người hâm mộ chứ không phải một nhà phê bình

3. Giúp trẻ chọn một phong cách giao tiếp dễ dàng

Để làm cho đứa trẻ cảm thấy tự tin và cho phép chúng thể hiện suy nghĩ một cách thoải mái, cha mẹ không nên áp đặt một phong cách giao tiếp nào đó. Cha mẹ phải cho phép đứa trẻ theo một phong cách mà chúng lựa chọn. Nếu trẻ thích nói nhanh, cha mẹ không nên bảo trẻ nói chậm, hoặc ngược lại. Sự tự do này giúp giảm bớt căng thẳng ở trẻ em nói lắp, điều mà chúng thường cảm thấy khi giao tiếp với người khác.

Nói lắp ảnh hưởng khá lớn đến giao tiếp, làm giảm sự tự tin khi nói chuyện và đôi khi ảnh hưởng đến việc học tập và làm việc. Cha mẹ hãy thực hiện các cách chữa nói lắp đơn giản này để hỗ trợ cho trẻ khắc phục tình trạng một cách hiệu quả. Trẻ nói lắp hoàn toàn có thể cải thiện nếu có sự hỗ trợ, tập luyện đúng cách và kiên trì từ cha mẹ.

Xem thêm:

Đường trong sữa mẹ có khả năng thay thế thuốc kháng sinh giúp điều trị nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/3-meo-danh-cho-cha-me-dang-muon-chua-tat-noi-lap-cho-con-31914/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY