12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

3 việc cần làm ngay nếu tự test nhanh COVID-19 lên 2 vạch

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến nghiêm trọng, số lượng các ca mắc liên tục gia tăng, nhiều người đã săn tìm các thiết bị test nhanh COVID-19 để tự phát hiện và theo dõi sức khỏe. Vậy mua test nhanh COVID-19 tự thử có cho kết quả chính xác

Dưới đây là 3 việc cần làm ngay nếu tự test nhanh COVID-19 lên "2 vạch", bạn nên tham khảo để biết cách xử lý phù hợp nhé!

1. Cần bình tĩnh nếu có kết quả “2 vạch” và không được chủ quan khi có kết quả âm tính

Bạn biết không, test nhanh là một xét nghiệm tầm soát chứ chưa phải là xét nghiệm khẳng định. Vì thế, nếu test nhanh có kết quả dương tính nghĩa là có khả năng người đó mắc COVID-19. Vẫn có khả năng test nhanh cho kết quả dương tính giả, vì thế người dân cần hết sức bình tĩnh để có những bước xử trí phù hợp.

Theo thống kê chính thức của Anh, tỷ lệ dương tính giả trong bộ thử sàng lọc nhanh là dưới 1 trên 1.000 người, nhưng tỷ lệ âm tính giả có thể lên tới 50% - (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cho rằng, một số loại test nhanh đang bán trên thị trường chỉ có độ nhạy khoảng 25%. Vì thế cho kết quả âm tính, khiến nhiều người chủ quan, mất cảnh giác và lơ là trong công tác phòng chống dịch. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

2. Lập tức cách ly với những người xung quanh

Nếu test cho kết quả dương tính, có nghĩa là bạn có khả năng mắc COVID-19. Vì thế việc cần làm tiếp theo sau khi tự test nhanh COVID-19 lên "2 vạch" chính là lập tức cách ly với người thân, người xung quanh.

Tiếp đến, bạn cần thông báo cho nhân viên y tế địa phương để có thể xác định chính xác của kết quả test nhanh, cũng như được hướng dẫn những bước xử trí tiếp theo phù hợp.

3. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hô hấp, nhịp thở

Theo phản ứng tự nhiên, khi nhận kết quả test nhanh “2 vạch” đa phần mọi người sẽ cảm thấy bối rối, hoang mang, lo lắng, từ đó cảm thấy khó thở. Đây là khó thở do tâm lý. Muốn xác định bản thân có khó thở thật sự hay không, bạn có thể đo SpO2 (chỉ số bão hòa oxy trong máu). Nếu chỉ số SpO2 dưới 95% được xem là dấu hiệu cảnh báo thiếu oxy máu.

Nếu chỉ số SpO2 dưới 95% được xem là dấu hiệu cảnh báo thiếu oxy máu - (Ảnh: medisite)

Ngoài ra có một cách kiểm tra tình trạng hô hấp đơn giản hơn, đó chính là đếm nhịp thở và nhịp tim. Theo các chuyên gia y tế, virus SARS-CoV-2 ức chế hệ miễn dịch làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Từ đó làm giảm nồng độ oxy trong máu và gây rối loạn nhịp tim. Chưa kể, khi có sự xuất hiện của virus “lạ”, cơ thể cũng kích thích các phản ứng miễn dịch tạo ra các báo động giả, kích hoạt hoạt động của thần kinh tự chủ làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim.

Vì thế, nếu kết quả test “2 vạch” và nhịp thở tăng lên trên 20 lần/phút trong điều kiện nghỉ ngơi thì đó có thể là biểu hiện của việc cơ thể đang bị tổn thương tim mạch, rối loạn nhịp tim. Bên cạnh đó, nhịp tim thông thường ở mức 80-100 lần/ phút, nếu nhịp thở trên 20 lần/phút, nhịp tim trên 100 lần/ phút đó là dấu hiệu nguy cơ. Bạn cần liên hệ ngay với y tế địa phương để xác định đúng tình trạng của bản thân và có những hướng xử trí phù hợp.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), TP.HCM đã triển khai xét nghiệm COVID-19 bằng kỹ thuật RT-PCR và test nhanh. Do đó, khi có nhu cầu, bạn có thể đến các cơ sở y tế để được cung cấp dịch vụ xét nghiệm tầm soát COVID-19. Mức giá cho hai phương pháp này là khoảng 238.000 đồng/mẫu test nhanh và 734.000 đồng/mẫu đơn đối với xét nghiệm RT-PCR.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/3-viec-can-lam-ngay-neu-tu-test-nhanh-covid-19-len-2-vach-31643/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY