Bạn nên biết hôm nay

4 bài Thuốc dân gian sơ cứu rắn cắn

T*i n*n do rắn cắn thường gặp trong khi đi rừng, làm rẫy, làm đồng hoặc do mưa bão gây ngập lụt... Đây là T*i n*n bất ngờ khiến nạn nhân và người xung quanh lúng túng.
T*i n*n do rắn cắn thường gặp trong khi đi rừng, làm rẫy, làm đồng hoặc do mưa bão gây ngập lụt... Đây là T*i n*n bất ngờ khiến nạn nhân và người xung quanh lúng túng. Trong lúc Thuốc chưa có trong tay, thầy chưa có tại chỗ, nếu sơ cứu đúng cách sẽ giảm được tỷ lệ Tu vong và biến chứng. Bài viết sau xin giới thiệu một số kinh nghiệm dân gian sơ cứu và phòng rắn cắn để bạn đọc tham khảo áp dụng khi cần thiết.

Khi bị rắn cắn, cần nhận diện rắn độc hay rắn lành bằng cách nhìn vết cắn. Rắn lành cắn có vết răng vòng cung đều nhau, còn rắn độc luôn có 2 vết sâu hơn, cách nhau khoảng 5mm, đó là 2 móc độc.

Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị rắn cắn, dù là rắn lành hay rắn độc cũng cần ngồi ngay xuống, một tay nắm chặt phía trên chỗ bị cắn còn tay kia quơ lại phía sau, vặt nắm lá nhai, nuốt nước, lấy bã đắp lên vết rắn cắn. Khoa học hiện đại cho rằng các lá tươi có nhiều chất tanin và men oxydaza được giải phóng trong khi nhai. Mặt khác, các men tiêu hóa trong nước bọt cũng có tác dụng với nọc. Nếu có thể chọn được các loại cây như bồ bồ, bồ cu vẽ, cà gai leo, chè xanh, chìa vôi, chi tử, diếp cá, lưỡi rắn, rau dừa nước, rau má, rau răm, rượu hội, lá sắn dây, thảo quả là tốt nhất vì đây là những loại thảo dược có tác dụng nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự với nọc độc rắn.

Tuy nhiên, những người hay phải đi rừng, làm việc ở những nơi dễ bị rắn cắn nên mang theo một số loại Thuốc sau để dùng khi bị rắn cắn:

Rượu hội: gồm ngũ linh chi 24g, xuyên bối mẫu 24g, sinh nam tinh 24g, bạch chỉ 24g, xuyên sơn giáp 24g, quế chi 24g, bạch thược 24g, bạch đậu khấu 24g, hà thủ ô đỏ 40g, phèn xanh 24g, hùng hoàng 40g, rượu 400 1500ml. Tán thô các vị Thuốc. Ngâm với rượu trong 10 ngày, mỗi ngày lắc kỹ 2 - 3 lần. Chiết lấy nước rượu trong để dùng. Hoặc các vị Thuốc trên cho vào sắc kỹ 2 lần, ép lấy nước, bỏ bã. Nước Thuốc cô lại còn 300ml, lọc cho thêm rượu 500 để có 1,5 lít rượu. Chữa rắn cắn. Ngày uống 30 - 60ml rượu hội (khoảng 1 - 2 chén nhỏ hay 2 - 4 thìa canh). Sau 10 - 30 phút uống thêm 1 thìa canh. Có thể uống 150 - 200ml trong 1 ngày. Ngoài việc uống rượu còn dùng gạc tẩm rượu hội đắp lên chỗ rắn cắn.

Thuốc hội: rệp 200 con, phèn chua 20g, hùng hoàng 20g, hạt cau khô 10 hạt, củ chuối hột tươi 200g, lá trầu không tươi 10 lá, cỏ mực 200g, dây cứt quạ tươi 200g, rượu trắng 2 lít. Cho các dược liệu trên giã nát, ngâm trong rượu trắng, thỉnh thoảng quấy, đảo. Sau 7 ngày, chiết lấy rượu, để lắng dùng dần. Người lớn: 1 thìa cà phê, trẻ em bằng nửa; cứ nửa giờ uống 1 lần. Có thể chế thành viên, mỗi viên 0,5g, mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 6 - 8 lần.

Thuốc hạ sốt: giun đất lớn (nâu đen hoặc xanh đen) 2 con, chuối tiêu hoặc chuối hột 1 cây con. Bổ đôi cây chuối, đặt 2 con giun vào giữa và buộc lại, đem đốt chín, vắt lấy nước cho uống để hạ sốt. Khi bệnh nhân bị rắn cắn mà sốt cao thì cho uống và đắp ngoài bằng Thuốc hội.

Thuốc gây ấm: rau răm 30g, đậu xanh 30g, gừng nướng 20g. Giã nhỏ, vắt lấy nước cho uống để chống lạnh nếu người bệnh thấy rét, kết hợp uống rượu hội.

Tóm lại, khi bị rắn cắn nếu đã nhận diện là do rắn độc, cần khẩn trương sơ cứu và tìm cách nhanh nhất chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc trung tâm chống độc.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-4-bai-thuoc-dan-gian-so-cuu-ran-can-3039.html)

Chủ đề liên quan:

rắn cắn sơ cứu sơ cứu rắn cắn

Tin cùng nội dung

  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY