12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

4 câu chuyện sức khỏe tuyệt vời bạn có thể đã bỏ qua trong năm 2021

Trong năm thứ hai, đại dịch COVID-19 đã thống trị các tiêu đề tin tức y tế. Nhưng giữa tất cả các cuộc thảo luận về các biến thể của virus và mũi tiêm tăng cường vacine, bạn có thể đã bỏ lỡ một số đột phá tuyệt vời nhất về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của năm nay.

Vào năm 2021, các nhà khoa học đã đạt được những bước tiến lớn trong thế giới về cấy ghép nội tạng, thử nghiệm điều trị ung thư và nghiên cứu hệ vi sinh vật đường ruột, và các bác sĩ đã chia sẻ một số câu chuyện điều trị thành công đáng kinh ngạc.

Dưới đây là 4 câu chuyện sức khỏe tuyệt vời mà bạn có thể đã bỏ qua trong năm nay.

1. Em bé sinh ra ở tuần thứ 21 vẫn sống sót, chống lại tất cả các dự báo xấu

Curtis Means và người em song sinh của mình, C'Asya, mới sinh được 21 tuần 1 ngày so với thai kỳ, nghĩa là chúng sinh non khoảng 19 tuần.

C'Asya không đáp ứng với điều trị và qua đời ngay sau khi sinh, nhưng sức khỏe của Curtis dần dần được cải thiện. Mặc dù vậy, các bác sĩ ước tính rằng cậu bé chỉ có 1% cơ hội sống sót.

Trong những tháng tiếp theo, cậu bé được chăm sóc liên tục để duy trì nhịp thở và nhiệt độ cơ thể, đồng thời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Bé có thể cai máy thở lúc 3 tháng tuổi, xuất viện lúc 9 tháng.

Sau 6 tháng ở nhà, Curtis và gia đình đã nhận được chứng nhận Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận Curtis là em bé sinh non nhất trên thế giới sống sót.

2. Thận lợn còn sống được cấy ghép thành công với cơ thể người

Với nguồn cung cấp nội tạng người cho các ca phẫu thuật cấy ghép đang thiếu hụt, các nhà khoa học từ lâu đã nỗ lực để làm cho việc cấy ghép từ động vật sang người trở nên an toàn, khả thi và phổ biến rộng rãi.

Năm nay, trong một thí nghiệm ban đầu, các bác sĩ đã ghép nối một quả thận lợn với một con người và quan sát xem nó lọc chất thải ra khỏi cơ thể và sản xuất nước tiểu một cách hiệu quả. Thí nghiệm được tiến hành trên một bệnh nhân chết não, người đã đăng ký hiến tạng và được gia đình cho phép thực hiện thủ thuật này.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng thận của một con lợn biến đổi gen thiếu gen alpha-gal, một loại đường có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh ở người. Thí nghiệm thành công có thể báo hiệu một bước tiến lớn cho việc cấy ghép từ động vật sang người, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi cần đuộc giải đáp.

3. Cấy ghép phân thúc đẩy quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư da

Về mặt lý thuyết, liệu pháp miễn dịch tập hợp hệ thống miễn dịch chống lại các tế bào ung thư, nhưng chúng không hoạt động đối với tất cả các bệnh nhân ung thư. Ví dụ, chỉ có khoảng 40% bệnh nhân mắc ung thư hắc tố, loại ung thư da ác tính nhất) giai đoạn muộn, gặt hái được những lợi ích lâu dài từ các loại thuốc điều trị miễn dịch.

Nhưng một nghiên cứu nhỏ được công bố vào tháng 2 trên tạp chí Science gợi ý rằng việc điều chỉnh vi khuẩn đường ruột của bệnh nhân ung thư có thể giúp tăng hiệu quả của thuốc.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã thu thập phân của những bệnh nhân ung thư hắc tố đáp ứng tốt với liệu pháp miễn dịch và sau đó cấy phân của bệnh nhân - chứa đầy vi khuẩn - vào ruột của 15 bệnh nhân chưa từng phản ứng với thuốc.

Sau khi cấy ghép, 6 trong số 15 bệnh nhân lần đầu tiên đáp ứng với liệu pháp miễn dịch, cho thấy giảm khối u hoặc ổn định bệnh kéo dài hơn một năm.

Trong tương lai, các nhà khoa học có kế hoạch điều tra chính xác lý do tại sao việc cấy ghép phân lại giúp ích cho 6 bệnh nhân này và tại sao 9 bệnh nhân khác dường như không được lợi.

4. Người thứ hai trên thế giới được chữa khỏi HIV một cách tự nhiên

Một phụ nữ hiện được gọi là Bệnh nhân Esperanza đã được chẩn đoán nhiễm HIV, loại virus gây ra bệnh AIDS, vào năm 2013. Nhưng cho đến năm nay, các bác sĩ không thể tìm thấy dấu vết của virus trong cơ thể cô.

Người phụ nữ không được cấy ghép tủy xương hay bất kỳ sự can thiệp nào của thuốc. Hệ thống miễn dịch của cô ấy dường như đã tự loại bỏ HIV khỏi hệ thống của mình.

Điều này đã xảy ra một lần trước đây, ở một phụ nữ California tên Loreen Willenberg. Và mặc dù hai người phụ nữ là dị thường, nhưng trường hợp của họ mang lại cho các nhà khoa học hy vọng tìm ra cách chữa khỏi HIV/AIDS.

Xem thêm:

Các chuyên gia chỉ ra loại thực phẩm chức năng này làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/4-cau-chuyen-suc-khoe-tuyet-voi-ban-co-the-da-bo-qua-trong-nam-2021-33294/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY