Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

4 chỗ này trên cơ thể trẻ có nốt ruồi, cha mẹ đừng lo lắng mà hãy mừng thay: Dấu hiệu phúc khí tài lộc dồi dào, tương lai sáng chói

Vị trí của những nốt ruồi bẩm sinh này có thể phần nào cho thấy tương lai của đứa trẻ đó.

Bên cạnh những vết bớt bẩm sinh, nốt ruồi cũng là thứ được cha mẹ quan tâm nhiều nhất. Thông thường, nốt ruồi chia làm 2 loại: 1 loại có màu nâu sẫm hoặc rám nắng, sờ vào rất mịn, giống như một mảng da nhỏ bị đổi màu, 1 loại thì nhô ra trên da, sờ vào có cảm giác rõ ràng, một số còn mọc lông.

Những nốt ruồi này sẽ mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, ảnh hưởng đến diện mạo. Vì vậy, một số cha mẹ cảm thấy xót xa khi phát hiện con mình có nốt ruồi, đặc biệt ở những vị trí dễ nhìn thấy.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên lo lắng quá, bởi theo quan niệm của người xưa, có một số vị trí nốt ruồi xuất hiện sẽ mang lại phúc khí, tài lộc.

4 bộ phận này trên cơ thể có nốt ruồi, tương lai trẻ gặp nhiều tài lộc

1. Trên trán

Nếu trẻ có nốt ruồi trên trán, dù hình dáng như thế nào nhìn chung đó đều là những người chăm chỉ và có trách nhiệm trong công việc. Điều này sẽ giúp trẻ thuận lợi hơn trong học tập và công việc sau này.

Ảnh minh họa.

2. Trên dái tai

Người xưa quan niệm rằng, người có dái tai to và dày sẽ gặp nhiều may mắn, phúc khí dồi dào. trên thực tế, những đứa trẻ có nốt ruồi trên dái tai cũng gặp nhiều may mắn, tương lai tươi sáng.

3. Thắt lưng

Người xưa thường cho rằng, nốt ruồi ở thắt lưng có nghĩa là "tiền tài dồi dào", tức là những đứa trẻ này rất may mắn, khi lớn lên dễ dàng làm ăn thuận lợi, công danh sự nghiệp hanh thông, tiền bạc rủng rỉnh.

4. Trên cằm

Nhiều người nói rằng, nếu một đứa trẻ có nốt ruồi ở cằm từ nhỏ, tương lai sẽ không thể nghèo được. đặc biệt, nếu đó là nốt ruồi bẩm sinh ngay từ lúc chào đời, cha mẹ yên tâm cuộc sống con mình sau này sẽ gặp nhiều may mắn, giàu có.

Ảnh minh họa.

Mặc dù vị trí của những nốt ruồi này có thể mang đến nhiều điều may mắn, thuận lợi, nhưng sự thành công của một người không thể tách rời nỗ lực của bản thân và sự giáo dục từ gia đình.

Làm thế nào để trẻ tránh việc hình thành nhiều nốt ruồi trên mặt?

Nếu nốt ruồi xuất hiện ở nơi khuất, không dễ nhìn thấy thì không sao cả. Thế nhưng, nếu nốt ruồi xuất hiện nhiều trên mặt sẽ gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt, việc hình thành nốt ruồi còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường.

Để nốt ruồi hạn chế xuất hiện trên da, cha mẹ nên bôi kem chống nắng cho trẻ khi ra ngoài. Khi da bị cháy nắng, tia cực tím sẽ khiến cho các hắc tố đọng lại trên da, làm da sạm đi. Một số khu vực chứa nhiều hắc tố sẽ phát triển thành nốt ruồi.

Ảnh minh họa.

Do đó, khi trẻ được 6 tháng tuổi, khi ra ngoài cha mẹ nên sử dụng kem chống nắng, mang quần áo bảo hộ để che chắn ánh sáng mặt trời. Da của em bé mỏng manh, dễ bắt nắng hơn, vì vậy việc chống nắng càng quan trọng.

Khi trên mặt bé có vết thương, các hắc tố melanin sẽ xâm nhập vào và hình thành nốt ruồi. Đặc biệt, khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, nổi mụn nhiều, cần phải lấy nhân mụn ra để không hình thành nốt ruồi.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên chú ý rửa mặt cho trẻ ngày 2 – 3 lần, không chà xát quá mạnh và dùng sữa rửa mặt quá kích ứng, nếu không nó sẽ phá hủy lớp dầu tự nhiên trên da mặt, gây tổn thương da.

Chú ý:

- Nếu nhận thấy nốt ruồi có hình dạng bất đối xứng, màu sắc không đồng đều, kích thước lớn hơn 6mm hoặc đột nhiên mọc nhiều trong thời gian ngắn cần phải khẩn trương đưa trẻ tới bệnh viện khám.

- Không dùng tay hoặc kim chích vào nốt ruồi, điều này dễ khiến trẻ bị nhiễm trùng.

- Không sử dụng các biện pháp tẩy nốt ruồi tại nhà cho trẻ.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

Theo Báo Tổ quốc

Link bài gốc Lấy link

http://nhipsongviet.toquoc.vn/4-cho-nay-tren-co-the-tre-co-not-ruoi-cha-me-dung-lo-lang-ma-hay-mung-thay-dau-hieu-phuc-khi-tai-loc-doi-dao-tuong-lai-sang-choi-222022214163150316.htm

Theo Báo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/4-cho-nay-tren-co-the-tre-co-not-ruoi-cha-me-dung-lo-lang-ma-hay-mung-thay-dau-hieu-phuc-khi-tai-loc-doi-dao-tuong-lai-sang-choi/20230625111021419)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Thiên chức làm cha, làm mẹ là món quà vô cùng ý nghĩa mà trời đất ban tặng. Các mẹ phải chăm sóc bản thân và em bé thật tốt.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY