12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

4 dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc phải cục máu đông

Cục máu đông là một khối tế bào và protein trong máu giúp làm chậm quá trình chảy máu khi bạn bị thương. Nó thường tan biến khi cơ thể lành lại. Nhưng nếu không tan hoặc nó hình thành khi không cần thiết lại có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu.

Một cục máu đông bất ngờ có nguy cơ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng và thậm chí tử vong. Trong động mạch, nó có khả năng khiến bạn bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Nếu nó xảy ra trong tĩnh mạch, bạn có thể cảm thấy đau và sưng. Một cục máu đông sâu bên trong cơ thể được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Một cục máu đông trong phổi là thuyên tắc phổi (PE). Cả hai đều là trường hợp khẩn cấp y tế.

Một cục máu đông bất ngờ có nguy cơ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Bạn có thể bị cục máu đông nếu bị gãy xương hoặc kéo cơ không tốt. Nhưng đôi khi bạn có thể không biết tại sao nó lại xảy ra hoặc thậm chí nhận ra nó.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến cục máu đông

Tỷ lệ xuất hiện cục máu đông của bạn cao hơn nếu bạn:

- Đang hồi phục sau phẫu thuật hoặc phải ngồi nhiều giờ trên chuyến bay hoặc trên xe lăn

- Thừa cân hoặc béo phì

- Bị tiểu đường hoặc cholesterol cao

- Trên 60 tuổi

Các dấu hiệu cảnh báo cục máu đông

Mặc dù cục máu đông khó phát hiện, nhưng có một số dấu hiệu bạn cần chú ý:

Sưng tấy

Khi một cục máu đông làm chậm hoặc ngừng dòng chảy của máu, nó có thể tích tụ trong mạch và làm cho nó sưng lên.

Nếu nó xảy ra ở cẳng chân hoặc bắp chân, đó thường là dấu hiệu của DVT. Nhưng bạn cũng có thể có cục máu đông ở cánh tay hoặc bụng.

Ngay cả sau khi bệnh khỏi, cứ ba người thì có một người vẫn bị sưng tấy, đôi khi đau và lở loét do mạch máu bị tổn thương.

Màu da

Nếu một cục máu đông bịt kín các tĩnh mạch ở tay hoặc chân, chúng có thể trông hơi xanh hoặc hơi đỏ. Da cũng có thể bị đổi màu do tổn thương các mạch máu sau đó. PE trong phổi làm cho da nhợt nhạt, hơi xanh và xám xịt.

Đau

Đau ngực đột ngột, dữ dội có thể có nghĩa là cục máu đông đã vỡ ra và gây ra PE. Hoặc đó cũng có khả năng là dấu hiệu cho thấy cục máu đông trong động mạch khiến bạn bị nhồi máu cơ tim.

Đau ngực đột ngột, dữ dội có thể có nghĩa là cục máu đông đã vỡ ra và gây ra PE.

Nếu vậy, bạn cũng có thể cảm thấy đau ở cánh tay, đặc biệt là bên trái. Cục máu đông thường đau ở những nơi nó nằm, như ở cẳng chân, dạ dày hoặc dưới cổ họng.

Khó thở

Khó thở cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có cục máu đông trong phổi hoặc tim. Đây là một triệu chứng nghiêm trọng. Tim cũng có khả năng đập nhanh, hoặc bạn có thể cảm thấy vã mồ hôi hoặc ngất xỉu.

Nếu bạn nghi ngờ có cục máu đông, hãy đến gặp bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Cục máu đông có nguy cơ gây chết người, và bạn sẽ không biết chắc mình mắc phải nó cho đến khi đi kiểm tra.

Bác sĩ sẽ cho bạn một loại thuốc làm tan cục máu đông hoặc phẫu thuật luồn một ống mỏng đến vị trí cục máu đông để làm tan cục máu đông.

Để giảm tỷ lệ mắc cục máu đông. Đầu tiên, hãy giữ cân nặng hợp lý, ăn uống điều độ và tập thể dục. Không ngồi hoặc ngồi yên trong một thời gian dài, đặc biệt là sau một chuyến đi dài hoặc phẫu thuật.

Nếu bạn là người thích làm việc tại bàn, hãy đứng dậy và di chuyển ít nhất vài giờ một lần. Gập chân, bàn chân và các ngón chân trên ghế. Kiểm tra xem quần áo hoặc tất bó sát có giúp máu lưu thông không.

Xem thêm:

Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cần hạn chế, hoặc che chắn kỹ khi ra đường để tránh các tác hại nguy hiểm về da

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/4-dau-hieu-cho-thay-ban-co-the-mac-phai-cuc-mau-dong-33080/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY