12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

4 điều cần biết trong dưỡng sinh giấc ngủ

Thuật dưỡng sinh của người xưa cho rằng: “Giấc ngủ là quan trọng nhất trong dưỡng sinh”. Vậy nên, giấc ngủ ngoài giảm mệt mỏi còn tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể và là nguyên tắc không thể thiếu trong việc bảo vệ sức khỏe.

Hiện nay nhiều người làm việc không theo quy luật, khiến đồng hồ sinh học của cơ thể rối loạn, làm sức đề kháng suy giảm, cơ thể dễ bị cảm cúm, đau dạ dày, ức chế thần kinh gây mất thăng bằng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể trạng.

Ảnh minh họa

Cho nên hiểu đúng về giấc ngủ và thực hành đúng là cách bảo vệ sức khỏe sau một ngày làm việc mệt mỏi.

1. Nên ngủ trước giờ Tý

Theo thuật dưỡng sinh cổ đại: “Giấc ngủ là quan trọng nhất trong dưỡng sinh, một đêm không ngủ, trăm ngày không bù hết”.

Ngủ trước giờ Tý (từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng) hiệu quả tăng gấp đôi, mỗi tiếng đồng hồ ngủ trước giờ Tý tương đương với 2 tiếng đồng hồ ngủ sau giờ Tý. Vào giờ Tý là lúc kinh gan mạnh nhất, thời gian này mà không ngủ thì không những khí gan không dưỡng được mà còn hao tổn, rất bất lợi cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, thời gian ngủ tốt nhất là giờ Hợi (buổi tối từ 9-11 giờ) đến giờ Đần (từ 3-5 giờ sáng). Vì giờ Hợi kinh Tam tiêu hoạt động mạnh, kinh Tam tiêu thông nối với vô số mạch, lúc này cơ thể trong trạng thái ngủ thì các mạnh được dưỡng khí, cơ thể nhờ đó khỏe mạnh.

2. Khi ngủ không nên mở quạt hay máy điều hòa

Phép dưỡng sinh truyền thống nghiên cứu cho rằng, khi ngủ nên đóng cửa sổ, hơn nữa không nên mở quạt hay máy điều hòa, nguyên tắc ở đây là khi chúng ta ngủ xung quanh cơ thể hình thành một lớp bảo vệ dương khí, nếu để gió thổi tan lớp dương khí này thì sáng dậy sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, không muốn dậy, sắc mặt vàng, đầu nặng nề.

3. Không ăn quá no vào bữa tối

Sau bữa tối là lúc gần với thời gian đi ngủ, nếu ăn quá no hoặc rượu chè quá độ tất nhiên sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, dạ dày không ngừng “truyền tin” công việc lên não bộ gây mất ngủ, hay nằm mơ, lâu ngày sẽ bị thần kinh suy nhược.

Bữa tối ăn quá no khiến lượng chất đạm không được tiêu hóa hấp thu hết sẽ biến thành chất độc, lượng chất này lưu giữ trong thời gian dài khi ngủ, lâu dần sẽ dễ gây bệnh đại tràng.

Phần nữa, bữa tối ăn quá no làm khí tiêu hao, buổi tối là lúc dương khí xuống, việc tiêu hóa không sẽ không tốt. Đồ ăn tích lâu trong dạ dày gây nóng dạ dày, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

4. Dậy sớm

Thời gian ngủ ít quá hay nhiều quá đều tác hại như nhau, khiến tinh thần mỏi mệt, cơ thể uể oải, nhịp tim chậm lại, cơ bắp nhão ra, kéo dài tình trạng này sẽ khiến cơ thể ngày càng uể oải, làm tiêu tán sức lực và suy giảm trí lực.

Vì thế, giả như tối có ngủ muộn thì buổi sáng vẫn nên dậy sớm, đến buổi trưa từ 11 giờ đến 1 giờ sáng là thời gian “tâm kinh” trong 12 kinh lạc hoạt động, lúc này sẽ ngủ bù bằng giấc ngủ ngắn.

Thanh Bình

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/4-dieu-can-biet-trong-duong-sinh-giac-ngu-19495/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY