Tình yêu và giới tính hôm nay

4 điều cần chú ý khi người khác nói dối

(SKGĐ) Ngôn ngữ cơ thể, tín hiệu cảm xúc hay hành vi của một người có thể giúp bạn đánh giá xem họ có đang nói dối hay không.

1. Ngôn ngữ cơ thể

Những biểu hiện sinh lý học của con người khi nói dối:

- Động tác tay hạn chế và cứng nhắc.

- Giảm thiểu tương tác qua mắt.

- Tăng cường sờ tay lên mặt.

- Ngôn ngữ cơ thể không khớp với lời nói.

2. Tín hiệu cảm xúc

Những cách con người thể hiện cảm xúc có thể cho thấy liệu họ có đang thành thật hay không. Chỉ bằng việc để ý tới những biểu hiện cảm xúc thất thường sẽ giúp bạn phát hiện được việc nói dối.

- Quan sát những cảm xúc bị trì hoãn.

- Để ý tới những cảm xúc diễn ra lâu hơn bình thường.

- Biểu hiện cảm xúc giới hạn trên một khu vực trên khuôn mặt chứ không phải toàn bộ khuôn mặt

3. Lựa chọn ngôn ngữ

Việc lựa chọn ngôn ngữ cũng tiết lộ người ta có nói dối hay không. Khi một người đang nói dối, họ cần phải giữ bản thân tránh xa những lời nói không chân thực do sự bất đồng nhận thức bởi sự lừa dối gây ra. Để làm điều này, họ thay đổi cách họ thể hiện lời nói dối với bản thân mình và sự thể hiện này sẽ gây nên vô số hiệu quả lên ngôn ngữ của họ.

Nếu quan tâm một cách đặc biệt, ngay cả cách dùng đại từ cũng có thể tiết lộ chúng ta đang nói thật hay nói dối. TS. James W.Pennebaker của Đại học Texas (Mỹ) cho rằng, đại từ “tôi” hay “của tôi” thể hiện sự sở hữu những câu nói. Do đó, khi nói dối, chúng ta sẽ sử dụng những đại từ này ít hơn vì chúng ta đang có những dấu hiệu ngôn ngữ tránh xa khỏi lời nói dối.

- Một người nói dối sẽ ít đưa ra những câu nói trực tiếp.

- Họ thường nhắc lại đúng những từ của bạn.

- Những chi tiết không cần thiết sẽ được thêm vào câu nói dối.

- Một câu nói có từ phủ nhận như “sẽ không” hoặc “đã không” sẽ ít chân thực hơn những từ khẳng định.

- Người đang nói dối sẽ thêm những từ như là “thực tế thì”, “thật lòng mà nói”, “thẳng thắn mà nói”…

- Việc chuyển chủ đề đột ngột cũng là một dấu hiệu của sự không chân thực

4. Các triệu chứng sinh lý

Có những thứ ngoài ý thức của con người rất khó để kiểm soát khi nói dối:

- Toát mồ hôi có thể là một dấu hiệu lừa dối.

- Vì tim thường đập nhanh hơn nên khi người ta nói dối họ sẽ thở gấp hơn.

- Giảm việc chớp mắt cũng là một dấu hiệu của lời nói dối.

Huyền Chi

Theo Lifehack

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/song-tam-ly/4-dieu-can-chu-y-khi-nguoi-khac-noi-doi-7661/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY