Sức khỏe hôm nay

4 điều cần nhớ về Sắt

(SKGĐ) Bạn có biết, thiếu sắt có thể gây mệt mỏi, kém tập trung và chậm phát triển hệ thần kinh ở trẻ nhỏ

1. Biểu hiện trẻ thiếu sắt

Việc chẩn đoán bé bị thiếu máu thiếu sắt phải dựa vào xét nghiệm định lượng sắt huyết thanh. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi nếu huyết sắc tố < 110g/lít thì được gọi là thiếu máu.

Ngoài ra, còn dựa vào các dấu hiệu: da xanh, môi nhợt, bé biếng ăn, dễ bị kích động, hoặc ngược lại kém hoạt bát, chóng mệt, có thể béo phì, hoặc gầy ốm dưới mức bình thường, tập trung kém khi đi học, nếu nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và vận động, biến dạng móng tay chân (dẹp, lõm), đau nhức trong xương, gan lách to (ở bé còn bú).

2. Thiếu sắt vì đâu?

Có thể bạn quan tâm

Nước tăng lực - nguyên nhân gây thiếu sắt trầm trọng ở phụ nữ

Hậu quả của việc thiếu sắt ở bà bầu

Đừng để cơ thể bạn “đói” sắt

Cảnh báo các triệu chứng bạn thiếu hụt sắt

Coi chừng mất mạng do thiếu máu

- Dự trữ sắt trong cơ thể thai nhi không đủ. Lượng tích trữ sắt của trẻ sơ sinh bình thường, đủ tháng là 250-3.000mg, đủ cho nhu cầu tạo máu 3-4 tháng sau sinh. Nếu lượng tích trữ không đủ do bé đẻ non, bé sinh đôi và do mẹ thiếu máu trong khi mang thai, đều làm cho bé bị thiếu máu do thiếu sắt.

- Do tốc độ tăng trưởng của bé nhanh. Bé thiếu tháng thì tốc độ tăng cân càng nhanh, lượng sắt hấp thu từ sữa mẹ hay sữa bò không thể thỏa mãn nhu cầu tạo máu của bé. Vì vậy nên cho bé ăn thêm thức ăn từ tháng thứ 6 để tăng lượng sắt dự trữ.

- Ngoài ra, còn do các yếu tố khác như các bệnh lý đường tiêu hóa, cảm cúm, hay dị ứng sữa bò...

3. Phòng hơn chống

Việc bổ sung sắt vượt quá nhu cầu cũng gây ra tác hại không kém so với khi thiếu sắt. Bởi vậy, khi bổ sung sắt cho trẻ, cần có ý kiến của bác sỹ, tuân thủ chặt chẽ liều lượng cũng như cách sử dụng.

Khi những hậu quả của việc thiếu sắt đã đi quá xa thì dù được điều trị bổ sung sắt trẻ cũng không thể phục hồi hoàn toàn.

Bởi vậy, ngay từ khi trẻ có biểu hiện thiếu sắt, dưới hình thức không rõ rệt như kém tập trung trong học tập và hay buồn ngủ, cha mẹ nên đề phòng con mình đã thiếu loại khoáng chất quan trọng này và kịp thời bổ sung lượng sắt bị thiếu hụt cho con.

4. Bổ sung thế nào?

Theo TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, biện pháp phòng thiếu sắt tốt nhất là:

- Bổ sung sắt cho trẻ ngay từ giai đoạn còn trong bụng mẹ.

- Cho trẻ bú sữa mẹ ngay giờ đầu sau sinh và hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh.

- Khi trẻ 6 tháng, cha mẹ nên tập ăn dặm cho con bằng những thức ăn có chứa nhiều sắt. Thức ăn dặm cần phải đảm bảo 4 nhóm: bột, đạm, chất béo, rau xanh và quả chín (lưu ý cho bé ăn cả nước lẫn xác thực phẩm).

- Nếu cần, có thể bổ sung thêm các thuốc bổ đa sinh tố có chứa sắt.

- Đối với trẻ sinh non, sinh đôi, sinh ba, nhẹ cân dưới 2,5kg hay suy dinh dưỡng bào thai… cần được bổ sung sắt sớm hơn, từ tháng thứ 2 sau sinh. Ngoài ra, nên tẩy giun cho bé 6 tháng một lần để tránh thất thoát sắt qua đường tiêu hoá.

Top 10 thực phẩm chứa nhiều sắt

Thực phẩm (đơn vị: 100g)

Lượng sắt trong thực phẩm (đơn vị: mg)

Mộc nhĩ

65

Tiết bò

52

Nấm hương khô

35

Men bia khô

16

Đậu nành

11

Gan lợn + Vừng

10

Rau dền trắng

6,1

Rau dền đỏ

5,4

Đậu xanh

4,8

Cua biển + Các loại rau thơm

3,8

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/4-dieu-can-nho-ve-sat-15670/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY