Sức khỏe hôm nay

4 điều mẹ cần làm nếu chẳng may trẻ gặp ác mộng

Đối với người trưởng thành, những cơn ác mộng đôi khi xuất hiện trong giấc ngủ là hoàn toàn bình thường. Nhưng với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 3 - 6 tuổi, gặp ác mộng luôn để lại nỗi sợ hãi kinh hoàng, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của trẻ. Vậy mẹ sẽ làm gì khi trẻ gặp ác mộng

Dưới đây là 4 phương pháp được bác sĩ khoa Nhi Elana Pearl Ben-Joseph, đang công tác tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Trẻ em Nemour (Mỹ) gợi ý, mẹ có thể áp dụng khi trẻ gặp ác mộng.

Những giấc mơ xấu xảy ra liên tục có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của trẻ.

1. Nhẹ nhàng trấn an và âu yếm trẻ

Một số cha mẹ có xu hướng nổi cáu khi con gặp ác mộng và quát những câu gây tổn thương, đại loại như: “Mơ thôi mà, ngủ tiếp đi”. Hành động này sẽ khiến bé càng thêm sợ hãi và lo lắng dẫn đến khó quay lại giấc ngủ hơn. Khi gặp tình trạng này, tốt hơn hết mẹ nên ngồi ở giường, an ủi cho đến khi trẻ bình tĩnh. Điều quan trọng nhất, hãy nhắc trẻ rằng, mọi thứ mọi thứ vẫn ổn và an toàn vì có bố mẹ luôn ở đây bên con. Những lời trấn an là một cách tuyệt vời để giúp trẻ bình tĩnh và dễ ngủ trở lại. Hầu hết, trẻ con sẽ trở về giấc ngủ một cách nhanh chóng sau khi được trấn an.

Hãy chờ con ngủ say rồi mới tắt đèn hoặc rời khỏi phòng. Đừng quên mở cửa phòng mẹ, để trẻ biết rằng “Con có thể sang với bố mẹ bất cứ lúc nào”.

2. Giải thích rõ những thứ đã khiến con sợ hãi

Đôi khi, nguyên nhân khiến trẻ sợ hãi có thể là do điều gì đó mà chúng gặp phải, chẳng hạn như một cảnh trong một bộ phim đáng sợ. Nếu đúng như vậy, tốt nhất mẹ nên tránh cho trẻ xem những cảnh phim đó lần sau. Ngoài ra, mẹ có thể bảo vệ con mình bằng cách dạy chúng biến những ký ức tiêu cực về bộ phim đó thành thành tích cực.

Cụ thể, nếu trẻ đã xem một bộ phim có quái vật, và hình ảnh đó cứ lãng vãng trong đầu và ám ảnh trẻ khi ngủ, thì mẹ hãy giải thích rằng: quái vật không hề tồn tại, nó chỉ có trên phim mà thôi. Mẹ cũng có thể nghĩ ra một bài hát, hoặc một bài thơ để giúp trẻ cảm thấy mạnh mẽ hơn. Một phương pháp hiệu quả khác nữa mẹ có thể áp dụng là khuyến khích trẻ viết lại câu chuyện về giấc mơ đó, rồi hai mẹ con cùng sáng tác ra một kết thúc có hậu như: quái vật sẽ bị dũng sĩ đánh bại và không thể làm hại bất cứ ai nữa.

Hãy nói với trẻ về cơn ác mộng và giải thích rằng những thứ đó chỉ là mơ thôi và không hề tồn tại trong cuộc sống thực tế.

Ngoài ra, trong trường hợp trẻ rất sợ hãi búp bê hay một thú nhồi bông đồ chơi và có xu hướng mơ về chúng vào ban đêm, thì mẹ có thể để trẻ chơi với chúng thường xuyên hơn vào ban ngày. Từ đó, trẻ có thể nhận ra rằng búp bê hay gấu bông không hề đáng sợ và chỉ là một món món đồ chơi mà thôi. Một lần nữa, hãy dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để trấn an con. Đây chính là chìa khóa để trẻ hiểu rằng đồ chơi sẽ không bao giờ gây hại cho chúng.

3. Nên cho trẻ đi ngủ theo giờ nhất định

Các nghiên cứu của phòng khám Mayo Clinic (Mỹ) đã chỉ ra rằng, thói quen ngủ không đều đặn và thiếu ngủ có thể khiến người lớn và trẻ con đều có nguy cơ gặp ác mộng. Vì vậy, mẹ hãy tập cho trẻ đi ngủ vào một giờ nhất định để làm giảm nguy cơ này.

Mẹ nên tập cho trẻ có thói quen đi ngủ sớm và đúng vào một giờ đã định. Thói quen này sẽ tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi, giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào.

4. Giúp trẻ thư giãn trước khi đi ngủ

Khi được thư giãn, dễ chịu, trẻ sẽ dễ dàng ngủ ngon và sâu hơn. Vì vậy, mẹ hãy loại bỏ tất cả những thứ có thể phát ra tiếng ồn, âm thanh đáng sợ, thậm chí là không được đùa giỡn quá đà trước giờ đi ngủ từ 30 phút đến 1 giờ. Tốt hơn hết, mẹ nên cho trẻ nghe những bài hát êm dịu, kể một câu chuyện vui hoặc chơi trò chơi nhẹ nhàng với trẻ. Những hoạt động này sẽ giúp tâm trí và cơ thể trẻ thư giãn và hoàn toàn thoải mái trước khi đi ngủ.

Mong rằng, mẹ sẽ áp dụng 4 điều kể trên khi trẻ gặp ác mộng. Tuy nhiên, trong trường hợp đã thực hiện nhưng vẫn không thể cứu vãn được gì thì mẹ nên đưa bé đi thăm khám. Bởi, các chuyên gia cho rằng, ác mộng có thể xảy ra thường xuyên ở những đứa trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Vì sự an toàn của trẻ và sự yên tâm của mẹ, hãy đặt một cuộc hẹn với bác sĩ hoặc nhà tâm lý học để nhanh chóng giải quyết tình trạng này cho trẻ, mẹ nhé!

My Lê

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/4-dieu-me-can-lam-neu-chang-may-tre-gap-ac-mong-30096/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY