Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

4 đồ dùng được coi là “ổ vi khuẩn” cần thay mới thường xuyên, có thứ bẩn gấp 17.000 lần so với bồn cầu

Nếu bạn còn giữ 4 đồ vật chứa nhiều vi khuẩn trong nhà, sức khỏe của cả gia đình dễ bị tác động tiêu cực.

Mỗi gia đình đều phải sắm nhiều vật dụng cần thiết, phục vụ đời sống sinh hoạt. thế nhưng có 1 số sản phẩm đã cũ, có dấu hiệu hỏng hóc mà nhiều người vẫn cố gắng tận dụng. điều này dễ khiến sức khỏe gia đình bạn bị ảnh hưởng nặng nề. trên thực tế, một số đồ vật chứa nhiều vi khuẩn vẫn đang trú ngụ trong nhà nhưng không phải ai cũng để ý.

1. Thớt

Đây là vật dụng phổ biến, có mặt ở mọi nhà, không thể thiếu trong các gian bếp. Hiện tại trên thị trường bày bán rất nhiều loại thớt làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như nhựa, gỗ, silicon, đá… Tuy nhiên dù chúng ta dùng thớt có chất liệu nào thì cũng cần thay thớt mới sau khoảng 1 năm sử dụng.

Khi chúng ta tác động nhiều lên thớt, lâu dần nó sẽ mục ra và trộn lẫn vào thức ăn. Không chỉ vậy, bếp là môi trường ẩm nên thớt dễ bị ẩm, mốc, tác động xấu tới sức khỏe con người.

Thớt là món đồ chứa nhiều vi khuẩn nếu chúng ta không vệ sinh kỹ. Ảnh minh họa: Internet

Thông thường, chúng ta nên thay thớt sau 1 thời gian sử dụng. các chuyên gia khuyến cáo các gia đình nên mua thớt mới khi thớt nhà mình xuất hiện những rãnh xước sâu. đây chính là nơi vi khuẩn trú ngụ và khiến chúng ta khó vệ sinh triệt để. bên cạnh đó, chúng ta nên sử dụng 2 chiếc thớt khác nhau để thái đồ sống và thức ăn chín. ngoài ra, bạn cần vệ sinh đồ dùng này sạch sẽ, để nơi khô ráo, thoáng mát để đề phòng ẩm mốc, sản sinh nhiều vi khuẩn có hại.

2. Gối

Gối là đồ vật giúp bạn ngủ ngon hơn, đảm bảo chất lượng giấc ngủ. tuy nhiên, nếu bạn không biết vệ sinh gối đúng cách hoặc dùng 1 chiếc gối quá nhiều năm thì sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn. theo nghiên cứu được thực hiện bởi công ty amerisleep và viện spencer, lượng vi khuẩn trên vỏ gối không giặt 1 tuần nhiều hơn bệ bồn cầu 17.000 lần.

Các chuyên gia khẳng định rằng khi chúng ta nằm ngủ, da chết, mồ hôi, kem dưỡng da… vẫn còn đọng trên cơ thể và sẽ dần ngấm vào chăn gối. Nếu như chúng ta không giặt giũ thường xuyên có thể sẽ gây ngứa ngáy, kích ứng da. Chưa hết, gối sử dụng lâu không được thay còn có nhiều loại vi khuẩn, nấm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người.

Nhìn chung, chúng ta cần phải vệ sinh chăn gối thường xuyên để tránh tích tụ lượng lớn vi khuẩn. Bên cạnh đó, 1 năm ta nên thay gối mới 1 lần để đảm bảo cơ thể không bị tác động tiêu cực.

3. Khăn lau bếp

Trong gian bếp không thể thiếu khăn lau bếp để làm sạch các bề mặt bàn, bếp nấu… Tuy nhiên, đây sẽ là “ổ vi khuẩn” nếu như bạn không làm sạch chúng đúng cách. Nếu như khăn thường xuyên bị ẩm ướt, bạn cần giặt sạch và phơi khô ráo hẳn trước khi sử dụng lần nữa. Bạn có thể khử trùng khăn lau bằng nước sôi khoảng 5 phút để giảm bớt lượng vi khuẩn.

Trong nhiều gia đình, khăn lau bếp là “ổ vi khuẩn”. Ảnh minh họa: Internet

Hàng tháng, bạn nên thay khăn lau mới để đảm bảo có thể loại bỏ vi khuẩn. món đồ này có giá thành không cao nên bạn đừng vì tiếc của mà mang vi khuẩn vào cơ thể mình.

4. Chảo chống dính

Mỗi gia đình đều sử dụng chảo chống dính vì sự tiện dụng nó mang lại. Tuy nhiên, nếu như chảo có dấu hiệu bong tróc hết lớp chống dính khiến đồ ăn bị cháy, không bắt mắt thì bạn cần thay mới. Lúc này, chảo dễ sản sinh ra các chất độc hại và ngấm vào đồ ăn. Từ đó, sức khỏe của bản thân và gia đình bạn dễ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.

Để chảo được bền, chúng ta nên sử dụng vải mềm để rửa chảo. Tuyệt đối không sử dụng vật sắc nhọn đâm vào chảo, không rửa chảo khi còn nóng… là những cách giữ cho vật dụng này bền hơn.

- Video khối mỡ nhỏ trong mạch máu có thể dẫn đến cái chết chớp nhoáng như thế nào? Nguồn: Dân trí

Theo Phụ nữ số

Link bài gốc Lấy link

https://phunuso.baophunuthudo.vn/4-do-dung-duoc-coi-la-o-vi-khuan-can-thay-moi-thuong-xuyen-co-thu-ban-gap-17000-lan-so-voi-bon-cau-193230919142607032.htm

Theo Phụ nữ số

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/4-do-dung-duoc-coi-la-o-vi-khuan-can-thay-moi-thuong-xuyen-co-thu-ban-gap-17-000-lan-so-voi-bon-cau/20230924090458747)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có dễ lây không? Em cần lưu ý gì để hạn chế lây cho người thân?
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Bởi vì nhiễm HP không có biểu hiện lâm sàng nên bạn không thể biết người đang ngồi chung mâm với mình mang vi khuẩn HP trong người hay không.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY