Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

4 đột phá y học cho năm 2019

Kết thúc năm 2018, tạp chí y học trực tuyến Healthcareguys (HCG) của Mỹ vừa mới cập nhật 4 đột phá y học cho năm 2019 mà theo HCG...

Giải pháp trợ thính mới

Năm 2018, một giải pháp trợ thính mới đã bắt đầu ra đời và sẽ được nâng cấp tiếp, được đưa vào ứng dụng trong năm 2019, giúp cho những người bị giảm thính lực, điếc có thể nghe thấy tốt hơn. Đó là, máy trợ thính có tên Oticon Opn rất ấn tượng, cung cấp âm thanh tự nhiên cho người sử dụng. Nó xử lý tiếng ồn nền và khuếch đại âm thanh một cách tự nhiên trực tiếp, phù hợp với mọi lứa tuổi, kể cả những người có cuộc sống năng động, tiếp xúc, họp hành nhiều và có nhu cầu kết nối với các thiết bị công nghệ số khác. Máy trợ thính này sử dụng công nghệ độc quyền hoàn toàn mới chưa từng có với con chip xử lý tín hiệu siêu tốc, chính xác giúp người dùng có thể tiếp nhận được tín hiệu âm thanh 360 độ xung quanh, kiểm soát được tình trạng ù tai mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, thiết bị có thể kết nối với bất cứ thiết bị số nào khi người dùng có nhu cầu.

Máy trợ thính Oticon Opn.

Các nhà nghiên cứu y khoa đang nỗ lực chấm dứt nỗi cơ cực cho nhóm người mắc bệnh đái tháo đường týp 1 bằng cách sử dụng tế bào gốc như cách để điều trị căn bản căn bệnh này, giúp cơ thể tạo ra các tế bào sản xuất insulin mới. Đái tháo đường týp 1 là căn bệnh mà cơ thể không thể tự tạo ra insulin. Người bệnh cần tiêm insulin nhiều lần mỗi ngày, điều này vừa lích kích, tốn thời gian lại gây đau đớn, mệt mỏi và đe dọa đến tính mạng nếu không có insulin để cung cấp định kỳ.

Theo các chuyên gia ở Đại học Copenhagen (UoC), Đan Mạch, các tế bào chưa trưởng thành trong tuyến tụy có thể được phát triển thành các tế bào đảo hoặc một loại tế bào khác tạo ra insulin. Công ty BodyPro và các cơ sở nghiên cứu y tế khác đã dựa trên phát minh này tạo ra bước đột phá kỳ diệu, làm thay đổi cuộc sống của những người mắc bệnh đái tháo đường týp 1. Trước đó, các nhà khoa học Đại học British Columbia đã thử nghiệm phương pháp này cho nam bệnh nhân Joshua Robertson ở Vancouver. Robertson là người đầu tiên được cấy ghép 3 túi tế bào gốc mỏng vào phần da bụng dưới hồi tháng 12/2017. Khi được đưa vào cơ thể người bệnh, các tế bào gốc này sẽ hoạt động giống như tế bào tụy và sản xuất ra insulin giúp điều tiết lượng đường trong máu. Theo phác đồ điều trị, nghiên cứu thử nghiệm theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trong vòng 2 năm để kiểm chứng khả năng tự bài tiết insulin của các tế bào gốc.

Bộ gene người đã chính thức được giải mã mùa hè năm 2000. Dự án giải mã đã mang lại nhiều lợi ích cho ngành y và dược, giúp cho các công ty dược phẩm tạo ra những loại Thu*c phù hợp với bộ gene cá nhân của mỗi người, hay “dược phẩm di truyền”.

Thông tin bộ gene hiện đang được các hãng dược phẩm nghiên cứu ứng dụng. tiên phong có liên danh open target, gồm bốn đối tác là glaxosmithkline (gsk), biogen, viện sanger và viện sinh học châu âu hiện đang nghiên cứu khẩn trương để tạo ra các loại Thu*c ung thư, thoái hóa thần kinh và miễn dịch học. mục tiêu của dự án là để trả lời câu hỏi như, những gene nào liên quan đến bệnh tật hay mức độ “liên kết” gây bệnh của chúng ra sao... các loại Thu*c sản xuất theo yêu cầu này được thiết kế dành riêng cho đặc tính di truyền của mỗi cá thể và dự kiến sẽ có mặt ngay trong này.

Trong số những đột phá về trong tương lai, có phát minh được xem là “điểm nhấn” mang lại nhiều hứa hẹn đó là sử dụng máy gia tốc hạt để loại bỏ khối u não. thay vì phải dùng các phương pháp gây đau đớn và không cần thiết, các bác sĩ có thể sử dụng synchrotron tạo ra những luồng ánh sáng cực mạnh để loại khối u ra khỏi não của bệnh nhân.

Synchrotron là một loại máy gia tốc vòng được sử dụng trong xạ trị proton, ion nặng, ứng dụng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân và chiếu xạ. Ưu điểm của xạ trị proton, ion nặng so với phương pháp xạ trị truyền thống bằng chùm tia thông thường như tia X, tia gamma, neutron, electron là phân bố năng lượng chiếu triệt để cho phép đưa liều bức xạ cao hơn vào khối u và bảo vệ các mô khỏe mạnh kề cạnh. Công nghệ xạ trị proton/ion nặng có khả năng áp dụng trên hầu hết các vị trí khối u, có hiệu quả cao với các loại ung thư não, ung thư đầu cổ, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư tụy và đặc biệt là các khối u ở bệnh nhi và người cao niên. Do công nghệ xạ trị proton, ion nặng rất mới, hiện đại nên chi phí điều trị không hề nhỏ, hiện mới chỉ được phát triển ở một số quốc gia công nghiệp phát triển. Công nghệ xạ trị ion nặng có thể được coi là hiện đại và hiệu quả bậc nhất hiện nay trong điều trị ung thư. Dự kiến kỹ thuật này sẽ được đưa vào sử dụng nhiều hơn từ năm 2019.

Khắc Hùng

((Theo HCC/TCC/PJC, 1/2019))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/4-dot-pha-y-hoc-cho-nam-2019-n153397.html)

Chủ đề liên quan:

đột phá y học năm 2019 y học

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY