Sức khỏe hôm nay

4 kỹ năng sơ cứu mà cha mẹ nào cũng nên biết để cứu sống con khi cần thiết

Ngay cả một chút sơ cứu đôi khi cũng có thể cứu một mạng người. Và với tư cách là cha mẹ, có một chút kỹ năng sơ cấp cứu thực sự sẽ giúp bạn yên tâm hơn.

Tiến sĩ Lynn Thomas, Giám đốc Y tế của St John Ambulance, đã chia sẻ những mẹo sơ cứu hàng đầu mà cha mẹ nên biết. St John Ambulance là một tổ chức sơ cấp cứu và hỗ trợ khẩn cấp hàng đầu có trụ sơ tại Anh.

Cô nói: "Chúng tôi muốn tất cả mọi người, và mọi bậc cha mẹ, biết phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp và có sự tự tin để có thể bước vào và cứu một mạng người, nếu điều không may xảy ra”.

Với tư cách là cha mẹ, có một chút kỹ năng sơ cấp cứu thực sự sẽ giúp bạn yên tâm hơn.

Đây là hướng dẫn cơ bản của St John Ambulance để sơ cứu khi làm cha mẹ…

1. TRƯỜNG HỢP HÓC, NGHẸN

Đối với trẻ sơ sinh

1) Đập bả vai:

- Đặt trẻ úp mặt dọc theo đùi của bạn và đỡ đầu trẻ

- Đánh năm lần giữa hai bả vai của trẻ bằng lòng bàn tay

- Lật trẻ lại và kiểm tra miệng mỗi lần

2) Ấn ngực:

- Lật ngược em bé, mặt hướng lên trên, đỡ dọc theo đùi của bạn

- Đặt hai ngón tay vào giữa ngực của trẻ ngay dưới đường núm vú. Dùng lòng bàn tay ấn xuống dưới để tạo ra tối đa năm cú thúc mạnh vào ngực

- Kiểm tra miệng sau mỗi lần ấn

3) Nếu vật bị hóc, nghẹn không bị bong ra, hãy gọi 115 để được trợ giúp khẩn cấp.

Mang theo em bé để gọi. Lặp lại các bước 1 và 2 cho đến khi có trợ giúp. Bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu em bé không phản ứng (bất tỉnh)

Đối với trẻ lớn hơn:

Khuyến khích nạn nhân tiếp tục ho, nếu trẻ có thể

1) Đánh vào lưng

- Dựa nạn nhân đứng về phía trước, hỗ trợ họ bằng một tay

- Đưa ra 5 cú đánh lưng nhanh và dứt khoát giữa hai xương bả vai

- Kiểm tra miệng sau mỗi lần nhưng không cho ngón tay vào miệng nạn nhân

2) Ép bụng

- Đứng sau lưng nạn nhân, bạn vòng tay qua eo họ, với một bàn tay nắm chặt giữa rốn và đáy ngực của họ

- Nắm chặt nắm đấm trong tay còn lại và kéo mạnh vào trong và lên trên, tạo ra tối đa 5 lần đẩy bụng

- Kiểm tra miệng của nạn nhân sau mỗi lần kéo.

3. Gọi 115 để được trợ giúp khẩn cấp nếu vật thể không thoát ra

- Lặp lại các bước 2 và 3 cho đến khi có trợ giúp

- Bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu người đó không phản ứng (bất tỉnh)

Luôn tìm kiếm lời khuyên y tế nếu sử dụng động tác đẩy bụng

2. TRƯỜNG HỢP BỊ BỎNG NHẸ

Trong trường hợp này, bạn cần tìm vùng da đỏ và sưng tấy, đau ở vùng bỏng và vết phồng rộp có thể bắt đầu xuất hiện.

Cách điều trị bỏng nhẹ và bỏng nước sôi:

- Làm mát vết bỏng nhanh chóng

- Giữ nó dưới vòi nước mát ít nhất 20 phút hoặc cho đến khi cơn đau đỡ hơn

- Cởi bỏ đồ trang sức hoặc quần áo. Làm điều này trước khi khu vực này bắt đầu sưng lên, trừ khi nó bị dính vào vết bỏng.

- Khi vết bỏng đã nguội, che phủ khu vực đó một cách lỏng lẻo bằng các dải bang sạch.

- Không làm vỡ mụn nước và không dùng nước đá, kem hoặc gel. Chúng có thể gây tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nếu cần thiết.

3. CÓ DỊ VẬT TRONG TAI HOẶC MŨI

Nếu bạn nghĩ trẻ nhỏ có dị vật trong tai, mũi thì hãy gọi đến số 115 để được tư vấn, họ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc y tế phù hợp nhất.

Cách xử lý dị vật trong tai, mũi:

- Đừng cố gắng tự loại bỏ dị vật, bạn có thể đẩy dị vật vào sâu hơn.

- Giữ bình tĩnh cho nạn nhân

Nếu có côn trùng bên trong tai, bạn có thể đỡ đầu nạn nhân với phần tai bị ảnh hưởng hướng lên trên và nhẹ nhàng làm ngập tai bằng nước ấm. Côn trùng sẽ trôi ra ngoài. Nếu ngập nước không loại bỏ được côn trùng, hãy tìm tư vấn y tế.

Nếu bạn nghĩ trẻ nhỏ có dị vật trong tai, mũi thì hãy gọi đến số 115 để được tư vấn.

4. CÁC CHẤN THƯƠNG Ở ĐẦU

Đối với trường hợp này, bạn cần xác định vị trí va đập hoặc bầm tím, dấu hiệu chóng mặt hoặc nôn mửa hay nận nhân không phản hồi trong thời gian ngắn.

Cách xử trí chấn thương đầu nhẹ:

Giảm sưng. Chườm một thứ gì đó lạnh vào vết thương như túi nước đá hoặc túi rau củ đông lạnh bọc trong khăn.

Cố gắng đánh giá mức độ đáp ứng bằng thang đo ACVPU.

A - Họ có tỉnh táo không? Mắt họ có mở không?

C - Họ có bối rối không? Điều này có mới đối với họ không

V - Họ có thể trả lời bạn nếu bạn nói chuyện với họ không?

P - Trẻ có phản ứng với cơn đau không? Điều này có thể khó khăn ở trẻ sơ sinh, vì vậy hãy búng nhẹ vào lòng bàn chân hoặc véo vành tai của trẻ xem trẻ có phản ứng bằng cách cử động hoặc mở mắt không?

U - Họ không phản hồi với tất cả những điều trên? Nếu họ không phản hồi hoặc bạn lo lắng, hãy gọi 115 để được trợ giúp khẩn cấp.

Xử lý vết thương. Làm sạch vết thương. Băng ép vết thương bằng băng sạch.

Tiếp tục kiểm tra mức độ phản ứng cho đến khi họ hồi phục hoặc trợ giúp y tế đến.

Việc học những kỹ năng này rất dễ thực hiện và thực sự có thể tạo ra tất cả sự khác biệt trong việc giúp bạn cứu sống một ngày nào đó.

Xem thêm: Bất kỳ ai lười vận động cũng nên làm động tác chân đơn giản này, hiệu quả cực lớn

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/4-ky-nang-so-cuu-ma-cha-me-nao-cung-nen-biet-de-cuu-song-con-khi-can-thiet-35209/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY