Đối với việc giảm cân cho trẻ nhỏ, các loại rau xanh sẽ đóng vai trò chủ chốt. Song, nếu bé “dị ứng” với rau thì hãy dùng giải pháp thay thế. Đó là các loại củ.
Su hào
Là thực phẩm chứa ít calorie, giàu chất xơ, vitamin C, ka-li,
can-xi, man ga…Trong đó, chất xơ có tác dụng tăng cảm giác no, giúp bé hạn chế nạp nhiều thức ăn.
Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cân bằng lợi khuẩn có hại.
Vitamin C
hỗ trợ tốt cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng khả năng
đốt cháy clorie, giúp
đốt cháy
mỡ thừa. Một củ su hòa có chứa khoảng 5g chất xơ, bằng 20% lượng chất xơ mà cơ thể bé cần mỗi
ngày.
Bạn có thể dùng su hào để nấu súp, xào, kho…Tuy nhiên, muốn hấp dẫn
bé, bạn sáng tạo thành món salad bằng cách thái que su hào, rửa với nước muối để bớt hăng. Trộn su
hào với giấm, đường, rau mùi và dầu ô-liu. Bạn cho bé ăn su hào 3 bữa/tuần, mỗi bữa chỉ ăn khoảng
100g su hào.
Cà rốt
Không chỉ có beta-carotene, cà-rốt còn chứa hơn 10 loại vitamin và
khoáng chất cần thiết cho bé như vitamin B1, B2, C, D, E, K và can-xi…giúp cơ thể bé hấp thu chất
dinh dưỡng toàn diện, tăng cường chiều cao, giúp sáng mắt.
Không chỉ thế, trong cà-rốt còn chứa nhiều chất xơ, giúp nâng cao
quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó giúp bé giảm cân. Đặc biệt, loại củ này còn chứa hoạt
chất giúp ức chế cảm giác thèm ăn ngọt và thực phẩm nhiều chất béo, vốn là tác nhân gây béo phì ở
trẻ.
Cà-rốt là một trong số ít các loại củ có thể chế biến thành món mặn
và cả món ngọt. Bên cạnh việc làm sinh tố, nước ép, nấu súp, xào, các món ăn vặt từ cà-rốt cũng rất
đa dạng, ví dụ như cà-rốt sấy khô, mứt cà-rốt ít đường, bánh kẹp nhân cà-rốt.
Tuy cà-rốt có lợi cho
sức khỏe, đặc biệt là trong chế độ giảm cân của bé, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn
không nên cho con ăn quá 100g cà-rốt mỗi ngày. Một tuần, bé chỉ nên ăn từ 3-4 bữa có cà rốt.
Củ dền
Trong củ dền có chứa chất betaxanthin và betacyanin. Hai chất này
giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm béo. Trong đó, sắc tố betacyamin của củ dền giúp giải độc gan, tạo
hiệu ứng dây chuyền đến mạch máu bằng việc loại bỏ các độc tố trong gan, chống sự hình thành các
lớp mỡ nếu bé đang trong tình trạng béo phì.
Củ dền có ít năng lượng, chỉ khoảng 37kcal/100g củ dền. Đối với
việc chế biến, củ dền rất thích hợp khi hầm chung với các loại rau củ khác. Tuy nhiên, để tránh
tình trạng bé bị dị ứng, bạn nên chế biến củ dền và cho bé dùng liền trong ngày.
Tuyệt đối không
được dùng nước củ dền luộc để pha sữa, cho bé uống thay nước lọc hoặc nấu và cất trong tủ lạnh dùng
dần vì sẽ khiến độc tính trong củ dền tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đồng thời, không cho
bé dưới 6 tháng tuổi ăn hay uống nước củ dền. Mỗi tuần bạn chỉ cho bé ăn hai bữa có củ dền.
Củ đậu
Một số người không dám ăn củ đậu khi muốn giảm cân vì cho rằng nó
có nhiều tinh bột. Thật ra, trong 100g củ đậu có chứa đến 90g nước: 0,72g protein; 1,8g đường; 4,9g
chất xơ; 2,4g tinh bột; 0,1g chất béo và cung cấp 38kcal.
Bên cạnh đó, trong củ đậu còn chứa nhiều
chất dinh dưỡng khác như các loại vitamin (A, B, C, D, E, K) và khoáng chất (can-xi, phốt-pho, sắt,
ma-giê, kẽm). Điều quan trọng là củ đậu chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lượng tinh bột và chất béo
rất thấp nên thích hợp trong chế độ ăn giảm cân của bé.
Củ đậu dễ ăn, dễ chế biến lại an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ
con. Bạn có thể chế biến củ đậu thành các món ăn như canh, xào, kho, xay sinh tố, ép nước hay lột
vỏ, cắt nhỏ cho bé ăn sống…
Ngoài việc đảm bảo cho các thành phần dinh dưỡng, củ đậu còn giúp bé
kích thích vị giác, không cảm thấy ngán ngấy với thức ăn. Chỉ cần cho bé uống ba cốc nước ép củ đậu
loại vừa trong một ngày trước mỗi bữa ăn, cân nặng của bé sẽ giảm đáng kể.
Mangyte.vn
Theo Nguyên Khánh - Tiếp thị và gia đình