Béo phì, Thiếu cân hôm nay

Nỗi lo từ việc tăng, giảm cân thất thường

Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân xây dựng chế độ ăn có khoa học.
Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân xây dựng chế độ ăn khoa học
Nhiều người có sức khỏe, ăn uống bình thường thế nhưng cơ thể vẫn gầy gò, thậm chí ngược lại, liên tục tăng cân. Về vấn đề này, các bác sĩ cho rằng, đó là dấu hiệu của bệnh tật, người bệnh cần đến khám để được tư vấn xây dựng thực đơn riêng phù hợp bản thân.

Ăn nhiều, đủ chất… vẫn sụt cân

Trao đổi với PV báo Lao Động, Thạc sĩ dinh dưỡng Trương Nhật Khuê - Trưởng Khoa dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM cho biết, nhiều người tìm đến BV để tư vấn về tình trạng sức khỏe. Trong đó, có không ít trường hợp bệnh nhân thắc mắc về việc họ ăn uống nhiều, đủ chất, thậm chí tập thể dục thường xuyên… nhưng vẫn giảm cân liên tục. Điển hình là trường hợp anh Linh (ngụ Tân Bình, TPHCM), mặc dù vẫn giữ mức độ ăn uống bình thường, thậm chí có lúc ăn nhiều và đảm bảo đủ chất, tuy nhiên trong 3 năm gần đây, Linh vẫn giảm cân liên tục từ 45 kg xuống còn 41 kg.

Theo Thạc sĩ Trương Nhật Khuê, bệnh nhân Linh có tỉ lệ sụt cân là 6.67% so với cân nặng thông thường trong vòng 3 năm (tỉ lệ này không cao). Tuy nhiên, để tìm ra nguyên nhân khiến Linh giảm cân thì phải đi khám bệnh. Tại đây, các bác sĩ sẽ thu thập các thông tin liên quan đến bệnh sử gia đình, các triêu chứng khác lạ so với khi bình thường trước đây như chóng mặt, ợ chua, đau khó chịu ở những vùng trên cơ thể, hoặc những sự thay đổi xung quanh ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như việc làm, gia đình, tài chính, áp lực… “Về phần khẩu phần ăn, khi khám bệnh, bạn sẽ được phỏng vấn khẩu phần và từ đó sẽ xây dựng thực đơn riêng phù hợp với bạn. Sau khi xem xét hồ sơ bệnh án cũ (nếu có), cùng với giá trị các xét nghiệm cần thiết,… bác sĩ điều trị sẽ có kết luận nguyên nhân gây sụt cân”, Thạc sĩ Trương Nhật Khuê nói.

Tương tự, trường hợp bệnh nhân Phương (22 tuổi), có chiều cao 1.6 mét và cân nặng 63 kg. Bệnh nhân này cho biết, bản thân rất cuồng ăn đến mức không cưỡng lại được, khi ăn thì cảm giác không thấy no và muốn ăn nhiều hơn. Ngoài ra, bệnh nhân có sử dụng Thu*c hạn chế cơn thèm ăn nhưng không tác dụng. Thạc sĩ Trương Nhật Khuê cho rằng, theo chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) thì ở ngưỡng cao của mức bình thường và nếu bệnh nhân tăng thêm 1 kg thì chỉ số này sẽ rơi vào mức thừa cân.

Hiện nay, để điều trị chứng cuồng ăn, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh, khám tổng quát và đặc biệt sẽ phỏng vấn một số vấn đề liên quan đến cảm xúc và thói quen ăn uống để xác nhận bệnh nhân có mắc chứng cuồng ăn hay không. Phương pháp điều trị chứng cuồng ăn sẽ gồm phần điều trị tâm lý, kèm theo một chế độ dinh dưỡng phù hợp, sinh hoạt lành mạnh, và sử dụng Thu*c theo toa của bác sĩ (nếu cần).

“Người bệnh nên đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để chẩn đoán chính xác, được tư vấn chi tiết dựa theo tình trạng hiện tại. Ngoài ra, bệnh nhân cần áp dụng những phương pháp hạn chế cuồng ăn: Lập kế hoạch ăn uống đúng giờ, và số lượng nhất định; hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, bổ sung rau củ và trái cây vào thực đơn hàng ngày; hạn chế các món vặt không cần thiết trong khi năng lượng của chúng lại rất nhiều…”, Thạc sĩ Trương Nhật Khuê khuyến cáo.

Xây dựng thực đơn riêng phù hợp bản thân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gầy, khó tăng cân, chẳng hạn như yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, hệ tiêu hóa hoạt động kém, quá trình trao đổi chất nhanh, công việc căng thẳng, ít vận động… Đối với thể trạng này, trước tiên, bạn hãy sắp xếp một thời gian biểu cố định cho việc hoạt động thể chất. Đồng thời, không nên nghĩ rằng gầy thì không cần tập thể dục. Tập thể dục sẽ giúp tuần hoàn máu, tăng sự trao đổi chất và hấp thu,... giúp cho tinh thần của bạn thoải mái hơn.

“Hãy bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ trong việc ăn uống: Nếu bạn có thói quen không ăn sáng hay bỏ cử thì nên từ bỏ thói quen này; đảm bảo đủ 3 bữa chính, kèm theo bữa phụ xen kẽ; cân bằng các nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, béo thực vật, rau củ, trái cây và sữa (hoặc các sản phẩm từ sữa). Bạn cần chú ý đến số lượng cũng như chất lượng của thực phẩm. Đừng vì mục tiêu tăng cân mà bạn dung nạp những thức ăn có năng lượng cao, tuy nhiên lại có giá trị dinh dưỡng thấp,…” Thạc sĩ Trương Nhật Khuê nói.

Chế độ ăn hợp lý

Theo Thạc sĩ Trương Nhật Khuê, chế độ ăn lành mạnh và khoa học là sự cân bằng giữa các nhóm thực phẩm và không loại bỏ bất cứ nhóm thực phẩm nào, cũng như không tiêu thụ một nhóm thực phẩm nào quá nhiều:

1. Đảm bảo đủ 3 bữa chính (tuyệt đối không nên bỏ bữa).

2. Một bữa ăn hãy đảm bảo tinh bột, đạm từ thịt/cá/trứng/hải sản/đậu, rau củ, trái cây và sữa (hoặc các sản phẩm từ sữa).

3. Đa dạng các loại trái cây (không nên thay trái cây tươi bằng nước ép).

4. Đối với rau củ, ưu tiên phương pháp luộc, trần.

5. Đối với sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… có thể chọn loại tách béo, không đường.

Ngoài ra, cần hạn chế các món ăn vặt đường phố nhiều năng lượng rỗng không cần thiết như trà sữa và các loại nước có đường khác, các loại bánh, xiên que chiên dầu mỡ nhiều cũng như các thức ăn nhanh như xúc xích, pizza, gà rán,…

Đặc biệt phải duy trì lịch hoạt động thể chất thường xuyên 60 phút/ngày với những bài tập phù hợp cho cơ thể.


Theo Kim Đồng - Lao Động
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/noi-lo-tu-viec-tang-giam-can-that-thuong-n398588.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY