Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

4 loại thực phẩm cần tránh khi bị ho

Tránh các loại thực phẩm nhất định có thể giúp giảm viêm họng gây kích hoạt cơn ho.
Một cơn ho có thể gây kích ứng và làm cho bạn khó chịu vào ban đêm. Ho có thể là do bệnh tật, nhiễm trùng hoặc chất gây ô nhiễm, hoặc có thể do một tác dụng phụ của Thu*c. Tránh các loại thực phẩm nhất định có thể giúp giảm viêm họng gây kích hoạt ho.

1. Sữa có thể làm tăng đờm

Nếu bạn bị ho, cần phải làm tiêu đờm trong cổ họng của bạn. Tránh các loại thực phẩm tạo ra chất nhầy có thể giúp giảm ho.

Một nghiên cứu ghi nhận rằng đối với một số người, uống sữa làm kích thích tạo ra chất nhầy trong đường hô hấp, trong đó có phổi và cổ họng. Protein từ việc tiêu hóa sữa kích thích sản sinh chất nhầy dư thừa trong đường ruột. Sữa và các sản phẩm từ sữa khác có thể có tác dụng tương tự trên đường hô hấp, đặc biệt là nếu đã có nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm. Nếu bạn bị ho, nên tạm thời kiêng uống sữa để nhanh hồi phục.

2. Thực phẩm gây dị ứng và kích thích

Nếu ho có liên quan đến hen suyễn, một căn bệnh ảnh hưởng đến phổi và gây thở khò khè, khó thở và các triệu chứng khác, tránh các loại thực phẩm nhất định có thể giúp thuyên giảm bệnh.

Hiệp hội Hen suyễn Anh lưu ý rằng trong một số trường hợp, chất gây dị ứng từ thực phẩm nào đó có thể kích hoạt làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn, bao gồm ho. Bác sĩ có thể xác định xem bệnh suyễn của bạn có liên quan tới các loại thực phẩm nào. Có thể thủ phạm gây dị ứng từ thực phẩm bao gồm sữa bò, cá, sò, ốc, trứng, men bia và các loại hạt.

Một số loại thực phẩm như rượu vang, đồ uống có ga, các loại thịt chế biến và rau trộn sẵn chứa các hóa chất cũng có thể gây ra bệnh hen suyễn. Hãy theo dõi chế độ ăn uống của bạn và tránh các chất gây dị ứng từ thực phẩm có thể làm cho triệu chứng hen suyễn xấu đi.

3. Caffeine và mất nước

Cổ họng khô có thể gây khó chịu khi nuốt và khiến bạn bị ho khan, khàn giọng. Hãy giữ cơ thể đủ nước để giúp làm dịu cổ họng khô.

Nên bổ sung nước cho cơ thể, nhưng tránh đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà, nước tăng lực và một số loại nước ngọt. Caffeine là một chất lợi tiểu nhẹ kích thích đi tiểu, khiến cơ thể bạn mất nước.

4. Miễn dịch và thực phẩm chế biến

Theo một đánh giá công bố trên tập san dinh dưỡng Anh Quốc (British Journal of Nutrition), dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Dinh dưỡng phù hợp có thể cơ thể chống lại nhiễm trùng và các bệnh dẫn đến ho kèm theo các triệu chứng khác.

Dinh dưỡng kém hay không phù hợp làm ức chế hệ thống miễn dịch và ngăn chặn một số chức năng bảo vệ của hệ miễn dịch. Vì vậy, bạn nên tránh các loại thực phẩm chế biến và tinh chế. Chẳng hạn thực phẩm như bánh mì trắng, mì trắng, bánh nướng, khoai tây chiên, đồ ăn nhẹ đóng gói và món tráng miệng nhiều đường thường chứa ít vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nên thay thế bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để tối ưu hóa sức mạnh miễn dịch của cơ thể bạn.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Live Strong)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/4-loai-thuc-pham-can-tranh-khi-bi-ho-n124633.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY