Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

4 lợi ích không ngờ của thức ăn côn trùng với sức khoẻ

Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO), côn trùng có mặt trong chế độ ăn truyền thống của khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới.
Bọ cánh cứng là những côn trùng được tiêu thụ nhiều nhất, tiếp theo là nhộng tằm, ong, kiến, châu chấu, cào cào, và dế. Tính ra có đến hơn 1.900 loài côn trùng được coi là ăn được.

Côn trùng là một món ăn khoái khẩu ở nhiều nơi trên thế giới, như Trung Quốc, châu Phi, châu Á, Úc, New Zealand, và một số khu vực đang phát triển ở Trung và Nam Mỹ.

Tuy nhiên ở các nước phương Tây, có vẻ ít người chuộng món này; nghiên cứu cho thấy 72% người Mỹ không sẵn sàng xem xét việc ăn côn trùng.

Theo báo cáo của FAO, "phần lớn người dân phương Tây xem việc ăn côn trùng là ghê tởm và coi đó là hành vi mọi rợ". Nếu bạn rơi vào trường hợp này, thì những lợi ích sức khỏe dưới đây của việc ăn côn trùng có thể thay đổi cách suy nghĩ của bạn.

Ăn côn trùng có thể chống lại béo phì

Côn trùng được xem là rất dinh dưỡng; phần lớn chúng rất giàu protein, chất béo lành mạnh, sắt, và canxi, và ít carbohydrat.

Báo cáo của FAO còn tuyên bố rằng rằng dinh dưỡng của côn trùng ngang bằng - nếu không nói là hơn các loại thịt thường được tiêu thụ, chẳng hạn như thịt bò.

Ví dụ, 100g dế chứa khoảng 121 calo, 12,9g protein, 5,5g chất béo, và 5,1g carbohydrat. Trong khi 100g thịt bò chứa nhiều protein hơn - khoảng 23,5g – nhưng cũng nhiều chất béo hơn, khoảng 21,2g.

Hàm lượng chất béo thấp của côn trùng đã khiến một số nhà nghiên cứu – ví dụ như các tác giả báo cáo của FAO – gợi ý rằng ăn côn trùng có thể là một cách hiệu quả để chống béo phì và các bệnh liên quan.

Năm 2014, tờ Daily Mail đưa tin về một người đàn ông ở Mỹ đã chuyển từ chế độ ăn uống phương Tây điển hình sang ăn côn trùng sau khi nhầm tưởng một bát dế chiên là đậu phộng - và cho biết việc bổ sung thêm côn trùng đã giúp ông giảm cân.

Chống suy dinh dưỡng bằng cách ăn côn trùng

Những lợi ích của ăn côn trùng không dừng lại ở việc giảm cân; Liên Hiệp Quốc cho rằng ăn côn trùng có thể giúp chống lại tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến ở các nước đang phát triển.

Theo UNICEF, trên toàn thế giới, gần một nửa số ca Tu vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là hậu quả của suy dinh dưỡng, hầu hết xảy ra ở châu Á và châu Phi .

Thiếu dinh dưỡng, dù là do không có đủ thức ăn hoặc không có khả năng tiêu hóa thức ăn, đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đe dọa tính mạng. Hơn nữa , suy dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu tiên sau khi ra đời có thể dẫn đến còi cọc, giảm chức năng nhận thức.

Là nguồn chất béo và protein lành mạnh, côn trùng có ở khắp nơi, có nghĩa chúng là nguồn thực phẩm giá rẻ rất dễ tiếp cận – một điều thực sự có thể mang lại lợi ích cho các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình, nơi tình trạng suy dinh dưỡng diễn ra phổ biến.

ăn côn trùng có thể đáp ứng nhu cầu lương thực cho dân số ngày càng tăng

Theo FAO, ăn côn trùng cũng có thể là giải pháp cho tình trạng thiếu lương thực được dự kiến ​​sẽ xảy ra với dân số ngày càng tăng .

Theo Ngân hàng Thế giới, dân số toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng lên 9 tỷ người vào năm 2050, có nghĩa là chúng ta cần phải sản xuất thêm khoảng 50% lương thực để nuôi thêm 2 tỷ người .

Với sự biến đổi khí hậu dự kiến sẽ làm giảm hơn 25% năng suất cây trồng, việc xác định những cách thức khác ể đáp ứng nhu cầu thực phẩm là hết sức cấp thiết.

FAO cho biết các chương trình hiện này của tổ chức này về thực phẩm bền vững đang xem xét ăn côn trùng như một lựa chọn khả thi.

Bạn có thể đang ăn côn trùng không biết

Nếu bạn vẫn chưa tiêu hóa được ý tưởng đưa côn trùng vào bữa ăn, thì có lẽ bạn sẽ không sẵn sàng chào đón thông tin tiếp theo: rất có thể bạn vẫn đang ăn chúng.

Sổ tay mức độ khiếm khuyết của FDA nói rằng không có vấn đề gì nếu thực phẩm có chứa một lượng côn trùng.

Cơ quan này nói rằng có thể chấp nhận được nếu 100g sôcôla chứa tới 60 "mảnh côn trùng" trong vòng 6 mẫu, mỗi mẫu 100g, trong khi bơ đậu phộng có thể chứa đến 30 mảnh côn trùng mỗi 100 gram.

Lượng cho phép này cho thấy rằng hầu như việc ăn côn trùng không gây hại cho sức khỏe.

Trong thực tế, các nhà nghiên cứu khẳng định nó còn ít có hại hơn ăn thịt; côn trùng gây nguy cơ lây nhiễm bệnh từ động vật sang người ít hơn nhiều so với gia súc, mặc dù người ta cần nấu chín trước khi ăn tiêu diệt mọi tác nhân gây bệnh mà chúng có thể mang.

Bs.Cẩm Tú

(theo Medical News Today)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/4-loi-ich-khong-ngo-cua-thuc-an-con-trung-voi-suc-khoe-n118920.html)

Chủ đề liên quan:

con trung thức ăn thuc an tu con trung

Tin cùng nội dung

  • Trai điệp (Sinohyriopsis cumingii Lea) thuộc họ trai cánh (Unionidae), là loại trai nước ngọt. Trai điệp sống ở vùng cát dưới đáy các sông hồ. Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có nhiều trai điệp. Có nơi, người ta cũng nuôi trai điệp để lấy ngọc.
  • Theo y học cổ truyền, để phòng các chứng bệnh được gọi là “yếu S*nh l*” ngoài việc dùng Thu*c, châm cứu, xoa bóp còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp.
  • Có thể bạn là một phụ huynh chu đáo, thường đưa con đến trường kèm theo một hộp thức ăn trưa dinh dưỡng mà bạn chuẩn bị sẵn ở nhà.
  • Con tôi 4 tuổi và hay bị dị ứng như dị ứng thời tiết, phấn hoa và cả thức ăn. Dị ứng khác thì tôi có thể phòng ngừa được, nhưng tôi sợ dị ứng thức ăn: tôm, cua, nhộng.
  • Trong những trường hợp nhẹ, việc giảm bớt các thức ăn gây dị ứng trong chế độ ăn cũng có thể đủ để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng.
  • Để điều trị dị ứng thức ăn, nếu chỉ là mày đay cấp, nhẹ chỉ cần dùng Thuốc kháng histamin, nặng hơn có khi phải kết hợp với các chế phẩm corticoid.
  • Tại các gia đình trạng ngộ độc thức ăn với triệu chứng buồn nôn, choáng váng, đau thắt vùng bụng. Bài viết này giúp bạn đọc biết cách xử lý cấp cứu người bị ngộ độc thức ăn.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến.
  • Tôi nghe một số người nói là phải kiêng thức ăn chứa nhiều canxi, không được ăn tôm cua, kiêng uống sữa, kiêng ăn rau muống.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY