12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

4 sai lầm khi ăn sáng tồi tệ nhất đối với lượng đường trong máu

Những người bị bệnh tiểu đường nên đặc biệt lưu ý đến việc kiểm soát lượng đường trong máu của họ. Nhưng đối với phần còn lại của dân số, giữ mức đường huyết ổn định cũng rất quan trọng.

Lượng đường trong máu ổn định giúp ngăn ngừa cảm giác đói, thèm ăn, giảm năng lượng và tăng cân. Đây là những sai lầm chính mà nhiều người mắc phải từ bữa ăn sáng đối với lượng đường trong máu.

1. Không đủ chất xơ

Chất xơ thường bị bỏ qua trong chế độ ăn uống, đặc biệt vào bữa sáng. Chất xơ cải thiện sự đều đặn của hệ tiêu hóa và cholesterol trong máu, tăng cảm giác no và làm chậm quá trình giải phóng carbohydrate vào máu.

Khi bạn ăn bữa sáng ít chất xơ, giàu carb, như bánh mì nướng, xôi, phở,…carbohydrate trong bữa ăn sẽ nhanh chóng đi vào máu hơn so với khi bạn có lượng carb với hàm lượng chất xơ cao hơn.

Chất xơ thường bị bỏ qua trong chế độ ăn uống, đặc biệt vào bữa sáng.

Lượng carbohydrate tăng nhanh này sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng vọt và giảm mạnh sau bữa ăn, điều này có ảnh hưởng đến mức năng lượng và cảm giác thèm ăn.

Vì vậy, bạn hãy đặt mục tiêu 1g chất xơ cho mỗi 5g carbs. Thêm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và các thực phẩm giàu chất xơ khác vào bữa sáng như bột yến mạch, kiều mạch, ngũ cốc giàu chất xơ và rau.

2. Bỏ bữa sáng

Bỏ bữa sáng đã trở thành một phần tiêu chuẩn của chế độ ăn kiêng gián đoạn hợp thời trang, vốn đề xuất ăn từ trưa đến 8 giờ tối. Đối với những người khỏe mạnh, thiếu bữa sáng có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2, với nguy cơ tăng lên mỗi ngày trong tuần.

Trong thời gian nhịn ăn kéo dài, giống như những gì bạn gặp phải nếu bỏ bữa sáng, lượng đường trong máu có khả năng giảm xuống. Đối với một số người, sự thay đổi này không đáng chú ý nhưng đối với những người khác, lượng đường trong máu thấp hơn có nguy cơ dẫn đến các triệu chứng hạ đường huyết, như tim đập nhanh, run rẩy, đổ mồ hôi, khó chịu và chóng mặt.

Đối với những người đã mắc bệnh tiểu đường, các bác sĩ không khuyên bạn không nên bỏ bữa sáng và thực tế là rất khuyến khích ăn sáng. Bỏ bữa sáng có liên quan đến nồng độ đường huyết trung bình cao hơn và tỷ lệ kiểm soát đường huyết tốt ở bệnh nhân tiểu đường type 1 thấp hơn.

3. Không nhận đủ protein

Một bữa ăn cân bằng bao gồm carbohydrate, protein và chất béo (với chất xơ). Nhưng đối với nhiều người, bữa sáng nhanh chóng kết thúc bằng một miếng trái cây hoặc một ly cà phê có đường.

Mặc dù tất cả những thứ này có thể là một phần của bữa sáng cân bằng, nhưng chúng được phục vụ tốt nhất cùng với protein.

Lượng carbohydrate tăng nhanh này sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng vọt và giảm mạnh sau bữa ăn.

Cơ thể phải mất rất nhiều công sức để phân hủy và tiêu hóa protein, và khi bạn tiêu thụ chất dinh dưỡng này cùng với carbohydrate, nó cũng làm chậm quá trình giải phóng carbohydrate vào máu.

4. Không nạp đủ chất béo lành mạnh

Nếu bạn chưa có ý tưởng, bạn có thể làm ngay bây giờ - cố gắng không chỉ ăn carbs cho bữa sáng. Bổ sung chất đạm và chất béo để giúp giải phóng chậm hơn vào máu, giúp giảm lượng đường trong máu tăng đột biến.

Ngoài ra, chất béo còn là một chất dinh dưỡng no, có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn sau bữa ăn. Vì lợi ích no của chất béo, các bữa ăn cân bằng bao gồm chất dinh dưỡng này sẽ hạn chế ăn vặt và khẩu phần ăn để hỗ trợ thêm trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, không chỉ với bệnh nhân tiểu đường mà tất cả chúng ta đều được hưởng lợi từ một bữa sáng cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng.

Xem thêm: 'Bài tập vàng' trong làng thể dục: Lợi ích khi tập squat và chống đẩy một thời gian dài

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/4-sai-lam-khi-an-sang-toi-te-nhat-doi-voi-luong-duong-trong-mau-35683/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY