Nấm đã được sử dụng ít nhất là 5.000 năm cho mục đích dinh dưỡng và dược liệu, theo Kiến thức khoa học về sức khoẻ.
Trong nấm có chất polysaccharide-k (psk) được xem là chất phức hợp được tách ra từ nấm vân chi, được sử dụng như một tác nhân tăng cường hệ thống miễn dịch trong điều trị ung thư ở một số nước châu âu cũng như trung quốc và nhật bản. tác dụng chống virus và chống ung thư đã được chứng minh ở hơn 50 loài động vật và trong nghiên cứu ống nghiệm.
Ngoài ra, sáu thành phần trong loại nấm này đã được nghiên cứu cho hoạt động của chúng trong các bệnh ung thư ở người: thành phần lentinan của shiitake, schizophyllan, hợp chất tương quan hexose hoạt tính (ahcc), dịch chiết của nấm maitake (d-fraction) và hai thành phần của nấm vân chi (coriolus versicolor).
Công dụng của Nấm Vân chi
- Hỗ trợ tăng sức đề kháng, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi trùng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị
- Hỗ trợ kích thích hệ thống miễn dịch
- Hỗ trợ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
- Hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh
- Hỗ trợ giảm sự khó chịu trong quá trình điều trị ung thư
Có thể nói, nấm vân chi là một loại nấm polypore rất phổ biến, có thể được tìm thấy trên khắp thế giới.tại nhật bản, psk được chấp nhận như là một chất bổ trợ cho điều trị ung thư và nằm dưới sự bảo hộ của chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ.
Bắp cải chứa nhiều vitamin C, E và carotene, tổng lượng vitamin của bắp cải cao gấp 3 lần so với cà chua, vậy nên bắp cải có công dụng chống oxy hóa và chống lão hóa rất mạnh. Axit folic phong phú trong bắp cải có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu tế bào và dị tật thai nhi. Phụ nữ mang thai, trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi phát triển nên ăn nhiều bắp cải.
Bắp cải còn có chứa nhiều vitamin U, có tác dụng chữa trị viêm loét rất tốt, có thể làm lành vết loét nhanh chóng, cũng như ngăn ngừa vết loét nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, bắp cải có thể tiêu diệt các tế bào khác thường dẫn đến bệnh máu trắng trong cơ thể, giúp ngăn ngừa ung thư ruột.
3. Củ cải – Tiêu trừ tác dụng gây ung thư của nitrosamineCủ cải có nhiều loại, song loại nào cũng đều có tác dụng phòng chống ung thư, thế nên mới có câu ngạn ngữ rằng: "Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, cả cuộc đời không cần vào hiệu Thu*c" và "củ cải tháng 10 chính là nhân sâm nước".
Người Hà Lan gọi củ cải là “món ăn dân tộc”; Nhật Bản, Mỹ cho rằng củ cải là “thần bảo vệ sức khỏe” trong các loại rau có củ. Củ cải có chức năng phòng chống ung thư, nở phổi, hóa đờm, lợi tiểu.
Trong củ cải có nhiều chất xúc tác có thể diệt trừ tác dụng gây ung thư của chất nitrosamine, kích thích hệ miễn dịch cơ thể, nâng cao hoạt tính của đại thực bào, tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ung thư thực bào. vị cay của củ cải đến từ dầu mù tạt, nó có thể kích thích đường ruột nhu động, thúc đẩy chất gây ung thư ra ngoài.
Hơn nữa, trong củ cải còn nhiều thanh phần ức chế các hoạt tính gây đột biến. hàm lượng vitamin c trong củ cải cao hơn táo, lê từ 8-10 lần. ngoài ra, củ cải cũng giàu carotene có tác dụng phòng ngừa ung thư rất tốt.
4. TỏiNói đến thực phẩm chống ung thư thì phải nói đến tỏi, vì tỏi rất giàu allicin, chất này không chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori mà còn ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả. ngoài ra, tỏi rất giàu vi lượng selen, có tác dụng chống oxy hóa.
5. Củ nghệ – ức chế các tế bào ung thư vú, tử cung, ruột kếtTừ xưa đến nay, nghệ vàng đã được sử dụng ở Ấn Độ như một loại gia vị thảo dược không thể thiếu. Viện Y tế Quốc gia Anh đã có đến 24 nghiên cứu về ảnh hưởng của nghệ, thành phần quan trọng nhất của nó là chất curcumin. Các nghiên cứu cho thấy nghệ chứa hợp chất bao gồm cả curcumin, có tác dụng chống viêm mạnh mẽ và chống oxy hóa mạnh.
Các nghiên cứu cho thấy nghệ chứa hợp chất bao gồm cả curcumin, có tác dụng chống viêm mạnh mẽ và chống oxy hóa mạnh.
Nghiên cứu cũng ghi nhận, nghệ có thể giảm cholesterol, cải thiện chức năng gan, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh Alzheimer, giảm viêm ruột và chống lại bệnh trầm cảm.
Curcumin đã được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng về khả năng ức chế sự gia tăng các tế bào ung thư và di căn có liên quan đến một loạt các bệnh ung thư vú, tử cung, buồng trứng, thận, bàng quang, bạch cầu, ung thư bạch cầu, ung thư ruột kết, gan, tụy, phổi và u lymphô.
Bạn có thể thêm curcumin vào chế độ ăn uống bằng cách kết hợp nghệ như một gia vị vào các món súp, trà thảo dược…
6. Cám lúa mì – Phòng ngừa và chữa trị ung thư trực tràngHiện nay cám lùa mì ngày càng được người dân chú trọng để bảo vệ sức khỏe, rất nhiều tổ chức phương tây kêu gọi mọi người ăn thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt. bạn có thể mang ngũ cốc nguyên hạt nghiền nát thành bột rồi tách cám lúa mì ra, dùng loại bột này chế biến thành món ăn.
Lúa mì là "nhà kho" của các thành phần dinh dưỡng chính như vitamin b, selen, magiê và cả chất xơ. cám lúa mỳ có thể phòng ngừa và chữa trị ung thư kết tràng, trực tràng, tiểu đường và cholesterol cao, mỡ máu cao, táo bón, trĩ… do đó, không ít chuyên gia cho rằng cám lúa mỳ là thực phẩm chất xơ tốt nhất phòng chống ung thư.
7. Bí ngô – Ức chế chất gây ra ung thưTại một số nước, bí ngô được mệnh danh là "bí thần", bởi nó vừa là lương thực, vừa là món ăn.
Bí ngô giúp phòng ngừa béo phì, tiểu đường và mỡ máu, cholesterol cao, có hiệu quả rất tốt trong phòng ngừa ung thư. Hàm lượng vitamin A trong bí ngô rất cao, ngoài ra, bí ngô giàu vitamin C, canxi và chất xơ, còn có thành phần tryptophan – P ức chế chất gây ra ung thư.
8. Khoai lang – tiêu diệt tế bào ung thưKhoai lang có khả năng ức chế tế bào ung thư rất rõ rệt. tỷ lệ ức chế tế bào ung thư của khoại lang đã nấu chín chiếm 98.7%, còn khoai lang sống chiếm 94,4%, theo khoa học và công nghệ việt nam.
Khoai lang có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư nhưng nếu muốn hạn chế các tế bào ung thư phát triển thì cần sử dụng khoai lang làm nước ép hoặc sử dụng khoai lang trong chế độ ăn hàng ngày và nên sử dụng trong thời gian lâu dài để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Đặc biệt, khoai lang tím có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. các nhà khoa học đã tiến hành kết hợp các chiết xuất lấy từ củ khoai lang tím nướng chín lên các tế bào ung thư và thấy rằng các tế bào ung thư bị ức chế phát triển. khi tiến hành cho chuột bị ung thư ăn khoai lang chín, họ cũng thu được những kết quả rất khả quan.
Nhiều nhà khoa học khẳng định khoai lang tím rất hiệu quả trong việc phòng ngừa ung thư cấp độ 1 và 2, trong khi lại không gây ra tác dụng phụ nào. chính vì thế, nhóm nghiên cứu khuyến cáo rằng mọi người nên ăn một củ khoai lang tím cỡ vừa vào các bữa ăn trưa hoặc tối, hoặc thậm chí ăn một củ khoai lang tím cỡ to/ngày để tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh ung thư.
9. Cải bó xôiKhông chỉ có các vitamin c, e mà cả hoạt chất carotenoid cũng đóng vai trò như chất chống oxy hóa mạnh, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. các nhà khoa học đã tìm ra carotenoid trong cải bó xôi có thể phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. trong cải bó xôi chứa protein, một chất có tác dụng chống lại các kháng thể kháng insulin. giúp điều tiết insulin hợp lý.
Ảnh minh họa.
Mặt khác, hợp chất Lipopyllysine trong rau này giúp cơ thể hạn chế được tình trang oxy hóa mỡ, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường. Trong cải bó xôi chứa thành phần vitamin C và sắt. Đây là sự kết hợp tuyệt vời bởi vì vitamin C giúp tăng hấp thụ sắt vào cơ thể. Vì vậy rất tốt cho máu, giảm nguy cơ thiếu máu.
Theo Quỳnh Anh/Doanh nghiệp & Tiếp thị
Link bài gốc Lấy link
https://doanhnghieptiepthi.vn/40-cac-loai-ung-thu-co-the-ngan-ngua-nho-an-uong-hop-ly-9-thuc-pham-la-khac-tinh-cua-than-chet-ban-day-o-cho-viet-161212208160659330.htmTheo Quỳnh Anh/Doanh nghiệp & Tiếp thị
Chủ đề liên quan:
ăn uống chống ung thư khắc tinh lối sống lành mạnh nhà khoa học sức khỏe thực phẩm ung thư