Bệnh nhân tiền sử huyết áp, tim mạch. Khi cơn đau tăng dần, ông tự uống nhiều Thuốc đông tây y, không mới đến khoa Ngoại Cơ xương khớp, Bệnh viện Quốc tế Vinh, kiểm tra. Kết quả đo điện cơ, siêu âm và chụp X-quang phát hiện bệnh nhân bị vôi hóa động mạch chủ bụng, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm và loãng xương cột sống thắt lưng, trượt độ 1 đốt sống L4. Ngoài ra, bệnh nhân còn có sỏi niệu quản bên phải.
Bác sĩ Trần Văn Thuyên, khoa Ngoại Cơ xương khớp, ngày 2/4 cho biết đây là ca khá đặc biệt khi mắc hai bệnh lý kết hợp. Bác sĩ tiến hành tán sỏi trước cho người bệnh, ba ngày sau phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống.
Bệnh nhân nghiện Thuốc lá lâu năm cùng bệnh nền nên khả năng gây mê và hồi phục sau mổ sẽ chậm hơn so với người khác. đây cũng là những yếu tố nguy cơ bệnh nhân gặp nhiều vấn đề về xương như loãng xương, thoái hóa, biến dạng cột sống, trượt, gù, vẹo, thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ khuyến cáo mọi người nếu có các nguy cơ trên, nam trên 60 tuổi và hút Thuốc lá trong nhiều năm, nữ trên 55 tuổi hay đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, nên khám đánh giá các yếu tố nguy cơ về xương khớp, loãng xương 6 tháng đến một năm một lần.
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng nguy cơ loét dạ dày, hành tá tràng, gây nhiều loại ung thư ở phổi, thận, bàng quang, hậu môn trực tràng, cơ quan Sinh d*c... Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), mỗi năm Thuốc lá cướp đi sinh mạng gần 8 triệu người. Một triệu người trong số đó hút Thuốc lá thụ động - hình thức hít phải khói Thuốc lá từ không khí mà không trực tiếp hút.
Tại Việt Nam, 97% bệnh nhân ung thư phổi có hút Thuốc lá. Số Tu vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca Tu vong do bệnh tật và thương tích, một trong những nguyên nhân là sử dụng Thuốc lá. Ước tính mỗi năm có khoảng 40.000 người Việt ch*t liên quan đến Thuốc lá, nhiều hơn tổng số người ch*t vì HIV⁄AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại.