Bài thuốc dân gian hôm nay

5 bài Thuốc trị động kinh

Động kinh thuộc phạm vi chứng điên giản của y học cổ truyền. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra: do di truyền, do thất tình, tình chí bị thương tổn hoặc uất ức quá độ...

Động kinh thuộc phạm vi chứng điên giản của y học cổ truyền. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra: do di truyền, do thất tình, tình chí bị thương tổn hoặc uất ức quá độ, hoặc tham vọng quá mức không đạt được làm công năng của các tạng tâm, can, tỳ thận hư yếu dẫn tới sự mất thăng bằng âm dương, khí nghịch, đàm ủng trệ tắc các khiếu, hỏa viêm gây phong động sinh ra chứng hôn mê, co giật.

Cơn động kinh tái phát nhanh hay chậm tùy theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh, có những cơn động kinh liên tục là trường hợp phải cấp cứu bằng Thuốc và phương tiện của y học hiện đại. Trong y học cổ truyền, động kinh được chia ra 2 thể: Thực chứng (bệnh mới mắc do phong đàm ủng trệ) và hư chứng (bệnh mạn tính gây tổn thương nhiều đến tâm thận).

Thể phong đàm ủng trệ:

Biểu hiện: Cơn động kinh xảy ra đột ngột, người bệnh bất tỉnh, chân tay co giật, sắc mặt xanh nhợt, 2 hàm răng cắn chặt, sùi bọt mép, thở khò khè, đại tiểu tiện không biết, hôn mê, tỉnh dần sau một thời gian ngắn. Sau đó bệnh nhân mệt mỏi.

Phương pháp điều trị: Hóa đàm tức phong, khai khiếu.

Bài 1: bố chính sâm 20g, trần mễ 20g, nam tinh sao 20g, quế 4g, ý dĩ 40g, trần bì 20g, toàn yết 20g. Tất cả tán nhỏ rây bột mịn, ngày dùng 40g với chu sa 2g cho vào tim lợn, hấp cách thủy cho người bệnh ăn, mỗi tuần ăn 3 lần, trong 3 tuần là một liệu trình.

Bài 2: uất kim 40g, phèn chua phi 40g, phèn chua sống 10g. Tán thành bột mịn, ngày uống 4-8g, chia 2 lần.

Bài 3: thiên ma 12g, bối mẫu 6g, mạch môn 12g, viễn chí 12g, cương tàm 12g, chu sa 6g, trần bì 6g, phục linh 12g, đởm nam tinh 12g, bán hạ chế 12g, phục thần 12g, đảng sâm 16g, toàn yết 12g, hổ phách 6g, thạch xương bồ 8g. Tất cả tán nhỏ rây bột mịn, lấy nước trúc lịch, gừng, cam thảo nấu thành cao trộn với bột, hoàn viên. Ngày 4g, chia 2 lần. Nên cho uống trước khi lên cơn.

Thể tâm thận tỳ hư:

Biểu hiện: Mắc động kinh đã lâu ngày, tái phát đã nhiều lần, khi lên cơn đầu tối, ngã bất tỉnh, chân tay run, sau khi tỉnh mệt mỏi, trí lực giảm sút, sắc mặt không tươi, lưng gối yếu mỏi, ăn uống kém, đờm nhiều, rêu lưỡi mỏng, mạch tế hoãn.

Phương pháp điều trị: Bổ tâm thận, kiện tỳ, hóa đàm.

Bài 1: thục địa 12g, kỷ tử 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 16g, long nhãn 12g, hà thủ ô 12g, táo nhân 8g, bá tử nhân 8g, bán hạ chế 8g, trần bì 6g. Sắc uống. Mỗi thang sắc 2 lần, hợp 2 nước với nhau, chia ra uống trong ngày.

Bài 2: bột nhau thai 8g, phục linh 8g, đan sâm 8g, viễn chí 8g, đảng sâm 12g, trần bì 6g, bạch truật 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 12g, cam thảo 6g.

Nếu người gầy hư phiền thêm mạch môn 8g, sinh địa 12g, quy bản 8g. Sắc uống.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-5-bai-thuoc-tri-dong-kinh-20342.html)

Tin cùng nội dung

  • “Lương y như từ mẫu” được xem là cốt lõi của đạo đức của nghề y, bởi vì nghề y là nghề rất đặc biệt.
  • Trong một số trường hợp phụ nữ khi mang thai có bệnh lý thần kinh và tâm thần có thể đưa đến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy rất cần chú ý đến bệnh động kinh trong quá trình mang thai.
  • Trong vòng một thập kỷ tới, người bị động kinh kháng Thu*c có thêm vũ khí mới để ngăn chặn cơn co giật một cách tự nhiên như khi chúng ta lấy Thu*c giảm đau để giảm đau đầu vậy...
  • Quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, khử đờm. Hạt chữa mụn nhọt. Gai có vị cay, tính ôn, tiêu thũng, xẹp mưng mủ, sát trùng…
  • Người cao tuổi (NCT) thường ốm đau do nhiều bệnh, cần uống nhiều Thu*c. Thế giới đã đúc kết kinh nghiệm chăm sóc bồi dưỡng và sử dụng Thu*c cho các cụ.
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Không giữ trẻ chặt để kiềm chế cơn co giật. Đánh gió hay vắt chanh vào miệng bé có thể khiến động kinh nặng hơn.
  • Các cơn động kinh thường có những biểu hiện như co cứng, co giật toàn thân hoặc cục bộ, rối loạn tâm thần hoặc rối loạn ý thức mang tính lặp lại...
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY