Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

5 bệnh ở tử cung dẫn đến vô sinh

Hiện nay tình trạng vô sinh ở phụ nữ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là do bệnh lý ở tử cung

và ngăn ngừa các biến chứng.

Tử cung là một khoang rỗng trong bộ máy sinh sản của phụ nữ, đây là nơi ở của thai nhi sau khi trứng của người phụ nữ thụ tinh với tinh trùng của nam giới. Tử cung thông với *m đ*o qua cổ và lỗ là một cái lỗ rất nhỏ có đường kính khoảng 1 đến 2mm nhưng khi sinh nở có thể mở rất rộng để thai nhi ở trong thoát ra được bên ngoài. Ngoài các bệnh phụ khoa và bệnh ngoài gây vô sinh, nếu bị bệnh cũng dẫn đến tình trạng khó mang thai và vô sinh với 5 bệnh lý đã nêu trên.

Tuyến cổ là những tuyến nằm dưới lớp niêm mạc của có nhiệm vụ tiết ra chất dịch nhờn để bôi trơn. Viêm lộ tuyến cổ là tổn thương ở cổ xảy ra khi phần biểu mô tiết niêm dịch bên trong cổ phát triển lộ ra ngoài xâm lấn ngoài cổ tử cung, do các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như ở trong cổ nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong *m đ*o và dễ dẫn đến viêm nhiễm do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm và tạp trùng; đồng thời cũng có thể do sự phát triển lớp biểu mô mỏng chưa hoàn thiện và bất thường ở cổ gây nên.

Viêm lộ tuyến cổ sẽ làm cho lượng dịch trong *m đ*o nhiều hơn bình thường làm cho tinh trùng khó di chuyển qua cổ vào bên trong tử cung, lên vòi gặp được trứng để thụ thai. Ngoài ra, chúng còn làm cho độ pH trong *m đ*o thay đổi theo hướng bất lợi cho tinh trùng hoạt động và có thể tiêu diệt tinh trùng ngay sau khi chúng vừa vào đến *m đ*o lúc xuất tinh khi sự giao hợp.

Viêm lộ tuyến cổ là một dạng viêm nhiễm thường gặp ở cổ dễ dẫn đến vô sinh, hiếm muộn, thậm chí có thể bị ung thư cổ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây bệnh do quan hệ T*nh d*c không lành mạnh, quan hệ thô bạo, quan hệ nhiều lần làm cổ bị tổn thương gây viêm lộ tuyến; cũng có thể do các tế bào biểu mô cổ tăng sinh quá nhanh vì cường nội tiết tố estrogen, môi trường tự nhiên của *m đ*o thay đổi do tác nhân từ bên ngoài, sử dụng quá nhiều các loại Thu*c có thành phần nội tiết tố estrogen như Thu*c Tr*nh th*i hàng ngày hay Thu*c Tr*nh th*i khẩn cấp.

Khi mắc bệnh, triệu chứng thường gặp là có cảm giác đau khi quan hệ T*nh d*c; dịch tiết *m đ*o ra nhiều gây cảm giác ẩm ướt, khó chịu nơi V*ng k*n; khí hư có màu vàng, xanh và có mùi hôi; bệnh có thể nhầm lẫn với một số bệnh phụ khoa khác nên cần được chẩn đoán phân biệt.

Khi có các dấu hiệu bất thường nghi viêm lộ tuyến cổ tử cung, cần phải đi khám bác sĩ để xác định và có phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị như: sử dụng các bài Thu*c dân gian, y học cổ truyền nhưng chỉ nên áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh mới phát. Dùng Thu*c Tây y chủ yếu là kháng sinh theo từng trường hợp cụ thể, với chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Thực hiện các phương pháp điều trị hiện đại để diệt tuyến được áp dụng đối với những trường hợp viêm lộ tuyến cổ thông thường, không phát hiện tế bào ác tính, không mắc các bệnh lý khác có liên quan đến máu, tử cung...; sau khi dùng Thu*c để chữa trị hết viêm nhiễm thì diệt tuyến bằng cách đốt điện, áp lạnh, laser. Đối với trường hợp phụ nữ đang mang thai bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, dùng các loại Thu*c đặt *m đ*o phù hợp theo chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và con; sau khi sinh nở sẽ khám xác định lại và có chỉ định điều trị cụ thể.

Lạc nội mạc là bệnh lý thường xảy ra do máu kinh nguyệt khi hành kinh có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc bị bong ra chảy ngược trở lại và xâm nhập vào một số bộ phận khác của cơ thể như ống dẫn trứng, buồng trứng, mặt sau tử cung, đường tiêu hóa dưới hoặc bàng quang; thậm chí cũng có thể gặp ở vùng ngoài chậu như phổi, não hoặc các nơi khác... Ước tính trên thế giới có khoảng 6 - 10% phụ nữ mắc bệnh này nhưng trên thực tế có thể cao hơn vì có những trường hợp mắc bệnh nhưng bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng nên không đi khám.Bệnh có thể dẫn đến hai biến chứng quan trọng là vô sinh và nguy hiểm là ung thư nên cần được phát hiện và chữa trị sớm.

Lạc nội mạc tử cung

Theo các nhà khoa học, bệnh lạc nội mạc tử cung do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm: kinh nguyệt bị trào ngược lên như đã nêu ở trên, các tế bào nội mạc tử cung có trong máu kinh nguyệt chảy ngược lên ống dẫn trứng và vùng chậu thay vì thoát ra ngoài cơ thể; những tế bào lạc chỗ bám vào thành vùng chậu và bề mặt các cơ quan ở đó, tại đây chúng tiếp tục phát triển dày lên và chảy máu theo chu kỳ kinh nguyệt. Sự biến đổi của tế bào phúc mạc theo thuyết cảm ứng cho rằng nội tiết tố hoặc yếu tố miễn dịch thúc đẩy quá trình biến đổi của tế bào phúc mạc thành tế bào nội mạc tử cung. Sự biến đổi tế bào phôi do tác động ảnh hưởng của nội tiết tố estrogen thành tế bào nội mạc tử cung trong quá trình dậy thì. Hậu quả để lại sau phẫu thuật như phẫu thuật cắt tử cung làm tế bào nội mạc tử cung có thể dính lại trên vết mổ. Tế bào nội mạc tử cung có thể theo các mạch máu hoặc dịch của mô tế bào di chuyển đến những phần khác của cơ thể. Có bất thường về hệ miễn dịch làm cho cơ thể không phát hiện và không phá hủy các mô tế bào nội mạc tử cung lạc chỗ phát triển ở bên ngoài tử cung.

Khi mắc bệnh, triệu chứng ban đầu là đau ở vùng chậu trong thời gian hành kinh và có xu hướng tăng dần theo thời gian, đau có thể kéo dài sau khi kết thúc hành kinh, có thể đau vùng bụng và phía dưới lưng; đau khi giao hợp là dấu hiệu khá phổ biến, có thể đau khi di chuyển hoặc đi tiểu tiện; chảy máu ồ ạt khi hành kinh hoặc giữa các chu kỳ kinh; bị vô sinh, hiếm muộn; cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn... xảy ra trong suốt đợt hành kinh. Lưu ý cần chẩn đoán phân biệt với bệnh lý viêm vùng chậu, u buồng trứng, hội chứng ruột kích thích; bệnh gây triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đau quặng bụng...

Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến biến chứng vô sinh, hiếm muộn và ung thư buồng trứng, u lạc nội mạc tử cung... Đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh là phụ nữ chưa sinh con; có mẹ, chị gái, em gái, con gái mắc bệnh; có kinh nguyệt sớm trước 11 tuổi; mãn kinh muộn; chu kỳ kinh nguyệt ngắn dưới 27 ngày; chảy máu nhiều và kéo dài hơn 7 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt; nồng độ nội tiết tố estrogen trong cơ thể cao; chỉ số BMI thấp; bất thường trong hệ thống cấu tạo cơ quan sinh sản... Ngoài ra, có trường hợp bệnh có thể do kinh nguyệt muộn, tỷ lệ chất mỡ cơ thể thấp...

Điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung thường phối hợp cả hai biện pháp dùng Thu*c và phẫu thuật. Tùy thuộc theo mức độ nặng nhẹ của triệu chứng và mong muốn có thai, bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phương pháp phù hợp; thông thường thực hiện phương pháp bảo tồn trước, sau đó mới phẫu thuật.

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ. Bệnh có thể điều trị khỏi nếu phát hiện bệnh sớm, tuy nhiên, phần lớn các trường hợp bệnh nhân không biết mắc bệnh do không có những dấu hiệu rõ ràng và thường dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn. Cổ tử cung được bao phủ bởi một lớp mô tế bào mỏng, ung thư xảy ra khi các tế bào bất thường ở cổ tử cung phát triển vượt mức kiểm soát của cơ thể và nhanh chóng tạo ra khối u trong cổ tử cung.

Ung thư thường phát triển âm ỉ trong một thời gian dài khoảng vài năm; trong thời gian này các tế bào ở cổ tử cung biến đổi một cách bất thường do sự thay đổi môi trường *m đ*o hoặc do nhiễm HPV (human papillomavirus).Sự biến dạng những tế bào này xảy ra trước khi ung thư xuất hiện được gọi là loạn sản hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Dấu hiệu để nhận biết ung thư cổ tử cung là chảy máu bất thường ở *m đ*o như chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, thời gian chảy máu dài hơn so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường, chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ T*nh d*c... Khi ung thư phát triển có thể bị đau vùng chậu, tiểu tiện bất thường và sưng chân... Nếu ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết, các khối u có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan như khối u nằm đè lên bàng quang hoặc làm tắc tĩnh mạch.

Nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung hầu hết do nhiễm HPV. Có nhiều loại HPV khác nhau nhưng trong đó có một số gây ung thư hậu môn, cổ tử cung, âm hộ, D**ng v*t, đầu và cổ...; các loại khác có thể gây ra mụn cóc Sinh d*c. Do HPV thường là nguyên nhân phổ biến gây nên ung thư cổ tử cung, vì vậy các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm HPV gồm: có nhiều bạn tình, có bạn tình quan hệ T*nh d*c với nhiều người khác, quan hệ T*nh d*c ở tuổi vị thành niên, có tiền sử bị loạn sản cổ tử cung, gia đình có tiền sử người bị ung thư cổ tử cung, hút Thu*c lá, mắc một số bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c như nhiễm chlamydia, có vấn đề về hệ thống miễn dịch. Lưu ý con sinh ra có nguy cơ bị nhiễm HPV nếu người mẹ sử dụng diethylstilbestrol là nội tiết tố dùng để ngăn ngừa sẩy thai trong khi mang thai.

Việc điều trị có thể thực hiện phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tử cung, xạ trị, hóa trị liệu; tùy thuộc vào từng giai đoạn của ung thư, bác sĩ có chỉ định phác đồ điều trị phù hợp đối với từng trường hợp bệnh nhưng hiệu quả nhất vẫn là việc phát hiện và điều trị sớm. Sau khi điều trị, phải xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung thường xuyên trong vài năm đầu để bảo đảm tất cả các tế bào ung thư đã được loại bỏ. Phòng bệnh ung thư cổ tử cung bằng cách thực hiện việc tiêm vắcxin HPV theo quy định để ngăn ngừa.

Ung thư thân tử cung còn được gọi là ung thư tuyến nội mạc tử cung vì lớp nội mạc tử cung cấu tạo gồm những tế bào tuyến. Theo thống kê có khoảng 85% loại ung thư này thường gặp ở phụ nữ đã mãn kinh từ 45 - 75 tuổi, trung bình 60 tuổi nhưng bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần; bệnh đứng sau ung thư cổ tử cung.

Đây là bệnh thường gặp ở những phụ nữ thừa cân, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường hay dùng các sản phẩm có chứa nội tiết tố estrogen. Triệu chứng cần lưu ý để phát hiện bệnh như: xuất huyết *m đ*o bất thường xảy ra sau mãn kinh hoặc có kinh nguyệt nhiều, thời gian hành kinh dài, chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt... Đau vùng chậu thường xuyên là triệu chứng phổ biến, khi các tế bào ung thư phát triển khối u trở nên to hơn làm cho bệnh nhân đau nhiều hơn, có thể bị chuột rút. Ra khí hư bất thường, lượng dịch nhiều, có màu vàng, đặc biệt là sau tuổi mãn kinh... Thay đổi thói quen đi đại tiện, tiểu tiện do sự xuất hiện khối u ở lớp nội mạc tử cung gây chèn ép bàng quang hoặc trực tràng làm đi tiểu nhiều lần, tiểu đau, tiểu khó, bí tiểu, thậm chí xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc trong phân. Giảm cân không rõ lý do theo thời gian kèm các triệu chứng phụ khoa khác.

Nguyên nhân gây ung thư thân tử cung được xác định do mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến sự gia tăng estrogen, kinh nguyệt không đều hoặc rối loạn kinh nguyệt hay có kinh nguyệt sớm hoặc muộn, chế độ ăn uống không lành mạnh, mắc bệnh đái tháo đường và cao huyết áp, yếu tố di truyền... Khi có các dấu hiệu hay triệu chứng nghi ngờ bệnh, phải đi khám bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết giúp cho chẩn đoán chính xác để có biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời vì nếu các tế bào ung thư ở lớp nội mạc tử cung chưa lây lan thì 95% trường hợp có cơ hội sống sót sau 5 năm khi được điều trị nhưng nếu các tế bào ung thư đã di căn đến những cơ quan khác tỷ lệ này chỉ còn khoảng 25%.

Điều trị ung thư thân tử cung được thực hiện theo các phương pháp nội khoa, ngoại khoa, xạ trị, hóa trị.

Dính buồng tử cung bán phần là tình trạng thành tử cung trước và sau dính vào nhau do lớp đáy của tử cung bị tổn thương sâu, tình trạng này làm ngăn cản quá trình tái tạo lớp nội mạc tử cung ảnh hưởng quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh, dẫn đến vô sinh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này do nạo hút thai, Ph* thai, sót lại nhau thai, viêm nhiễm V*ng k*n từ bên dưới âm hộ và *m đ*o xâm nhập lên tử cung ở bên trên. Triệu chứng dính buồng trứng thường gặp với biểu hiện kinh nguyệt bất thường, kinh nguyệt ít hoặc vô kinh thứ phát; hay đau bụng dưới, khó mang thai...

Dính buồng tử cung không xảy ra ngay tức thì mà tiến triển từ từ, phần lớn các trường hợp không thấy biểu hiện triệu chứng gì rõ ràng ngoài kinh nguyệt ít hoặc vô kinh; nếu phát hiện muộn có thể dẫn đến khó mang thai hoặc vô sinh, dễ sẩy thai, sinh non, chảy máu ồ ạt sau sinh... Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ khi chẩn đoán, nếu dính tử cung do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì phải điều trị dứt điểm trước khi thực hiện biện pháp tiếp theo. Hiện nay có hai phương pháp điều trị bằng phương pháp phẫu thuật là nong tách dính tử cung và nội soi gỡ dính.

Viêm phần phụ là loại viêm nhiễm Sinh d*c khá phổ biến xảy ra ở vòi tử cung hay ống dẫn trứng, buồng trứng, các dây chằng...; nếu viêm cấp tính không phát hiện, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm mạn tính. Bệnh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi hoạt động T*nh d*c, trong đó viêm vòi tử cung hay ống dẫn trứng chiếm đa số. Viêm phần phụ hay khởi phát ở vòi tử cung hay ống dẫn trứng rồi sau đó lan ra các phần khác ở chung quanh do hậu quả của việc quan hệ T*nh d*c không an toàn, có nhiều bạn tình, giữ vệ sinh V*ng k*n không sạch sẽ... Đồng thời việc thực hiện các thủ thuật như đặt và tháo vòng Tr*nh th*i, nạo Ph* thai không an toàn, nạo sót nhau, chụp hình tử cung và vòi tử cung hay ống dẫn trứng không bảo đảm vô trùng... cũng có thể gây viêm phần phụ. Tác nhân gây bệnh thường là lậu cầu khuẩn, Chlamydia trachomatis, Bacterial vaginalis, Haemophilus influenza, Streptococcus agalactiae, Mycoplasma homonis, E. coli...

Viêm phần phụ cấp tính thường có triệu chứng rầm rộ như đau phần bụng dưới đột ngột, đau tăng lên khi đi lại, đau cả hai bên; rối loạn kinh nguyệt; nặng phần bụng dưới, mót rặn, phân lỏng, khó tiểu tiện, tiểu tiện không hết nước tiểu; sốt cao có khi trên 390C, nôn hoặc buồn nôn... Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm phần phụ mạn tính với triệu chứng đau vùng hạ vị hoặc hai bên hố chậu, một bên đau nhiều hơn, đau thay đổi về cường độ và thời gian, đau từng cơn hay liên tục, đau nhiều khi đi lại hay làm việc nhiều; khí hư không nhiều, không đặc hiệu; ra máu bất thường trước và sau khi hành kinh, rong kinh; ngoài ra có thể đau rát V*ng k*n khi giao hợp, đau ngang thắt lưng, rối loạn tiêu hóa... Thực tế có thể có những đợt bán cấp tính trong viêm mạn tính.

Viêm phần phụ mạn tính thường dẫn đến trường hợp mang thai ngoài tử cung, vô sinh, ảnh hưởng đến các phần khác của bộ phận Sinh d*c, viêm phúc mạc đáy chậu, áp xe phần phụ, áp xe buồng trứng, viêm tấy lan tỏa đáy chậu, viêm phúc mạc toàn thể; làm giảm sút chất lượng cuộc sống... Việc điều trị được thực hiện bằng cách sử dụng các loại kháng sinh, kháng viêm phù hợp tùy theo mức độ và nguyên nhân gây bệnh theo chỉ định của bác sĩ; đồng thời có thể phẫu thuật nội soi khi điều trị nội khoa khối viêm giảm ít hoặc khối viêm đã chuyển sang mạn tính.

Điều cần quan tâm

Ngoài 5 bệnh ở tử cung dẫn đến vô sinh thường gặp như đã nêu ở trên, các bệnh phụ khoa khác cũng có thể làm cho phụ nữ khó mang thai hoặc vô sinh như buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, thiểu năng buồng trứng, polyp cổ tử cung, viêm âm hộ - *m đ*o... Vì vậy khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh nên đi khám bác sĩ sớm để được phát hiện, thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời; không nên để bệnh kéo dài quá lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hại khác ngoài khả năng khó mang thai hoặc bị vô sinh, hiếm muộn.

BS. NGUYỄN VÕ HINH

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/5-benh-o-tu-cung-dan-den-vo-sinh-n166709.html)
Từ khóa: tử cungvô sinh

Chủ đề liên quan:

bệnh ở tử cung tử cung vô sinh

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hơn 10 năm tìm thầy chữa trị, ông Lưu Ngọc Thuận và bà Lưu Thị Phi (trú tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vẫn không một lần được hưởng niềm vui được làm cha mẹ.
  • Vô sinh nam chiếm 50% trong các cặp vợ chồng trục trặc đường sinh nở. Có những yếu tố nội, ngoại khoa liên quan đến tình trạng vô sinh ở nam giới.
  • Nín nhịn tiểu khi bận việc, đang xem một trận bóng gay cấn hay đang họp… sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe.
  • Thưa quý báo, Em năm nay 18 tuổi. Mẹ em muốn đưa em đi tầm soát ung thư cổ tử cung, nhưng em không biết có ảnh hưởng gì đến màng trinh không? Phòng khám Yersin có những gói khám nào và giá bao nhiêu tiền ạ? Mong quý báo tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn. (Trần Kim Ngân - Quận 8, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Vợ chồng em cưới nhau 2 năm rồi chưa có con. Đi khám hiếm muộn thì BS bảo phải thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Xin hướng dẫn giúp em, kỹ thuật đó là gì, em phải chuẩn bị thế nào, chi phí bao nhiêu? Em chân thành cảm ơn! (Mỹ Duyên - Long An)
  • Em 24 tuổi, đã quan hệ T*nh d*c nhiều lần. Xin hỏi Mangyte, quan hệ nhiều lần như vậy thì tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không? Trước khi tiêm có xét nghiệm gì không? Em nên tiêm Thu*c đó ở đâu, bao nhiêu tiền một mũi Thu*c? Mong Mangyte tư vấn giúp em với ạ! (Trúc Mai - Đồng Nai)
  • Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY